Tòa án hiến pháp Thái Lan ngày 7-5 phế truất cương vị của nữ thủ tướng nước này.
Nữ thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra bị tòa án phế truất vì lạm quyền |
Theo The Nation, tòa án hiến pháp bắt đầu đọc phán quyết lúc 12h25, khẳng định thẩm quyền của mình trong việc ra phán quyết về việc bà Yingluck lạm quyền khi thuyên chuyển cán bộ, nói việc thuyên chuyển này là bất thường, phạm pháp, vi hiến và vô đạo đức.
Sau hơn 1 tiếng đồng hồ đọc phán quyết, tòa tuyên án tư cách thủ tướng của bà Yingluck chấm dứt, chính thức phế truất nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan khỏi cương vị.
Reuters cho biết bà Yingluck đối mặt với cáo buộc lạm quyền trong việc thuyên chuyển Chủ tịch hội đồng an ninh quốc gia Thawil Pliensri sang vị trí cố vấn thủ tướng hồi năm 2011, sau khi bà lên cầm quyền. Thế vị trí của ông là cảnh sát trưởng quốc gia Wichien Podposri. Vị trí cảnh sát trưởng quốc gia được trao cho em trai của vợ cũ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, ông Priewpan Damapong. Đây là điều mà phe đối lập chỉ trích là để tạo lợi thế cho đảng Phuea Thai cầm quyền.
Tòa hiến pháp phán rằng với việc đưa người nhà vào vị trí cảnh sát trưởng quốc gia, bà Yingluck đã gây ra xung đột lợi ích. Trước đó bà Yingluck khẳng định ông Thaksin và vợ đã ly dị nên chuyện em trai vợ cũ của ông Thaksin được bổ nhiệm không đem lại lợi lộc gì cho bà.
Trong phán quyết, tòa án hiến pháp cũng khẳng định tư cách thủ tướng của bà Yingluck vẫn còn sau khi bà giải tán quốc hội nên tòa vẫn có thể xử lý vụ việc. Trước đó bà Yingluck nói khi giải tán quốc hội, tư cách thủ tướng của bà không còn nữa mà chỉ là thủ tướng lâm thời. Tòa hiến pháp thì khẳng định bà và toàn bộ nội các vẫn là chính phủ lâm thời nên tòa vẫn đưa ra xử.
The Nation cho biết nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan theo dõi truyền hình trực tiếp phán quyết của tòa án hiến pháp từ văn phòng bí thư thường trực bộ quốc phòng.
Sáng 7-5, bà Yingluck đã tổ chức một cuộc họp nội các đặc biệt tại văn phòng này để thảo luận yêu cầu của Ủy ban bầu cử về việc soạn văn bản trình lên hoàng gia xin tổ chức bầu cử vào ngày 20-7 tới.
Lực lượng áo đỏ thuộc Mặt trận Dân chủ chống độc tài (UDD) tuyên bố sẽ không kéo đến tòa án hiến pháp hôm nay. Tuy nhiên, một cuộc biểu tình lớn vào ngày 10-5 này vẫn sẽ diễn ra theo dự định. UDD nói họ phản đối việc chọn một người không phải nghị sĩ làm một “thủ tướng trung lập” như lực lượng chống chính phủ thuộc Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) và sẽ đấu tranh chống lại bất kỳ cuộc đảo chính nào.
Trong khi đó, Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NACC) cho biết đã hoàn tất việc xem xét các chứng cứ và tài liệu liên quan đến vụ bà Yingluck bị cáo buộc tắc trách trong chương trình trợ giá gạo cho nông dân và ngày mai (8-5) sẽ đưa ra quyết định truy tố nữ thủ tướng hay không.
Chiều nay, nội các lâm thời Thái Lan cũng đã nhất trí chỉ định ông Niwattumrong Boonsongpaisan làm thủ tướng lâm thời thay cho bà Yingluck.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?