Đảng đối lập chính của Thái Lan vừa kiến nghị Tòa án Hiến pháp hủy cuộc tổng tuyển cử vừa diễn ra và phế truất Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Một người tạo dáng trước tấm panô có hình ảnh của thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban |
BBC dẫn lời ông Wiratana Kalayasiri, một cựu nghị sĩ và chủ tịch nhóm pháp lý của đảng Dân chủ (DP) nói. "Việc bỏ phiếu không diễn ra trong cùng một ngày. Đó là lý do khiến chúng tôi tìm cách vô hiệu hóa nó".
Đảng DP cũng yêu cầu Tòa án Hiến pháp giải thể đảng cầm quyền Pheu Thai, phế truất các lãnh đạo của đảng này và ban lệnh cấm các thành viên chủ chốt của đảng tham gia chính quyền.
Các chuyên gia pháp lý cho rằng không có cơ sở nào cho việc đệ đơn kiện nhằm hủy bỏ bầu cử, nhưng Tòa án Hiến pháp từng có lịch sử chống lại đảng cánh tả của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Cơ quan này đã hủy một cuộc bầu cử cách đây 8 năm và hai lần giải thể các đảng cánh tả thân nhà Sinawatra cũng như cấm các quan chức cấp cao của đảng tham chính.
Đảng DP tự tin rằng họ sẽ thắng kiện một lần nữa. Trong khi đó, những người ủng hộ bà Yingluck ở các vùng phía bắc và đông bắc Thái Lan tuyên bố sẽ từ chối công nhận bất kỳ chính phủ nào thay thế Pheu Thái.
Thủ tướng Yingluck tổ chức cuộc tổng tuyển cử hôm 2/2 với hy vọng xoa dịu làn sóng biểu tình chống chính phủ bao trùm thủ đô Bangkok suốt ba tháng qua. Tuy nhiên, phe đối lập đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu và khiến hàng trăm điểm bầu cử ở Bangkok cùng khu vực phía nam phải đóng cửa, ngăn hàng triệu cử tri đi thực hiện quyền công dân. Tuy nhiên luật bầu cử nước này cũng cho phép tổ chức bỏ phiếu lại ở những nơi mà hoạt động này bị gián đoạn. Việc bỏ phiếu đã diễn ra hòa bình ở 90% điểm bầu cử của Thái Lan.
Chính phủ của Thủ tướng Yingluck bị phe đối lập cáo buộc tham nhũng, trong khi bản thân bà bị tố là "con rối" của anh trai, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Tỷ phú này đang sống lưu vong để tránh các cáo buộc tham nhũng sau khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006.
Những người biểu tình đòi chính phủ đương nhiệm phải được thay thế bằng một hội đồng nhân dân với các thành viên được chỉ định và thực hiện cải cách trước khi tổ chức bầu cử. Họ muốn xóa bỏ tận gốc ảnh hưởng của gia tộc Shinawatra khỏi chính trường Thái Lan.
Tuy nhiên, bà Yingluck từ chối rời vị trí bởi bà được bầu ra từ đa số, và cho rằng một hội đồng nhân dân như yêu cầu trên là vi phạm hiến pháp và phi dân chủ.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%