Yingluck Shinawatra buộc phải thay đổi nhiều nơi ở và văn phòng làm việc cũng như lịch trình hàng ngày, để tránh sự đe dọa của làn sóng biểu tình đòi bà từ chức.
![]() |
Bà Yingluck lên một chiếc xe sau cuộc họp với các quan chức của Ủy ban Bầu cử tại Câu lạc bộ Quân đội hôm 28/1 |
Theo The Nation, kể từ khi Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) được thành lập cách đây 4 tháng, Yingluck nhiều lần không về nhà ngủ mà phải tìm một nơi khác để qua đêm.
Hôm 20/2, bà cũng phải hủy lịch làm việc dự kiến tại trụ sở của Trung tâm Duy trì Hòa bình và Trật tự (CMPO) và lại tìm một "ngôi nhà an toàn" để trú ngụ.
Những "ngôi nhà an toàn" của bà bao gồm một chung cư ở Pattaya, Học viện Cảnh sát Samphran và một nhà khách bên trong căn cứ không quân ở quận Don Muang của Bangkok.
Tuy nhiên, một nguồn tin thân cận với Yingluck cho hay thư ký của bà, ông Suranand Vejjajiva, đang tổ chức cho nữ thủ tướng đi công tác tại vùng bắc và đông bắc để xử lý vấn đề hạn hán.
Yingluck dường như đang cố tình thay đổi thói quen của bà để tránh bị rập khuôn về nơi làm việc và nghỉ ngơi. Tòa nhà Chính phủ không còn an toàn đối với bà vì người biểu tình đã bao vây khu vực này suốt hai tháng qua để ngăn bà trở lại làm việc.
Các biện pháp an toàn cũng được áp dụng. Đoàn xe hộ tống thủ tướng dễ nhận biết đã được loại bỏ để thu hút càng ít sự chú ý càng tốt.
Trong những ngày đầu của phong trào biểu tình, bà Yingluck chọn trụ sở Cảnh sát Quốc gia làm văn phòng thay thế, nhưng tòa nhà này sau đó bị đánh giá là quá gần với người biểu tình. Cuối năm ngoái, bà dành hầu hết thời gian để đi thăm khu vực bắc và đông bắc. Tuy nhiên, đôi khi bà vẫn có các cuộc đối đầu không mong muốn với những người biểu tình hiếu chiến.
Sau dịp năm mới, khi PDRC tăng cường nỗ lực truy tìm thủ tướng, Yingluck đã chuyển văn phòng làm việc đến ba địa điểm là phòng họp ở căn cứ không quân, Câu lạc bộ Quân đội, và thường xuyên nhất là văn phòng của Thư ký thường trực Bộ Quốc phòng. Khi bà đến văn phòng này lần đầu, một số quan chức đã bị bất ngờ.
Lãnh đạo của PDRC, cũng là thủ lĩnh của phong trào biểu tình, ông Suthep Thaugsuban, hôm 20/2 dẫn khoảng 10.000 người biểu tình với 200 ôtô đến tòa nhà tìm bà Yingluck. Họ yêu cầu giới chức quân sự không được phép cho nữ thủ tướng tiếp tục sử dụng nơi này làm văn phòng tạm thời. Hiện chưa rõ bà Yingluck sẽ chọn nơi làm việc nào để thay thế. Đó có thể là quê nhà của bà, tỉnh Chiang Mai, như đề xuất của phe áo đỏ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!


-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Trung Quốc vừa phát hiện mỏ vàng khổng lồ, có thể lớn nhất thế giới
-
Hành trình như cổ tích: Từ cậu bé mồ côi ở Sóc Trăng trở thành Phó Thủ tướng trẻ nhất nước Đức
-
Nhật Bản cảnh báo siêu động đất có thể gây sóng thần kinh hoàng, thổi bay 50% GDP, 298.000 người có thể thiệt mạng




-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'
-
Quang Linh Vlogs giàu cỡ nào trước khi bị bắt?
-
Tỉnh nào sở hữu mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất Việt Nam?
-
Các trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố năm 2025