Xét về mọi mặt, Pháp yếu thế hơn so với Tây Ban Nha trong trận tứ kết 3. Nhưng có một điểm tựa về mặt tinh thần với Les Bleus: lịch sử. Ở các giải đấu chính thức trong quá khứ, người Pháp luôn “vắt mũi” đối phương.
|
Pháp và Tây Ban Nha không còn lạ gì nhau, hay đúng hơn thì đây là hai nền bóng đá có khá nhiều duyên nợ. Lịch sử ghi nhận, Pháp đã 30 lần đối đầu với TBN, đất nước có chung 623km đường biên giới với họ. Chỉ có Bỉ (71 trận), Thụy Sĩ (36), Italia (36) và Anh (31) là những đội bóng có dịp đối mặt cùng Pháp nhiều hơn so với TBN.
Trong 30 cuộc chiến đã diễn ra, TBN áp đảo hơn với 13 chiến thắng, thua 11, ghi 57 bàn và thủng lưới 35 bàn. Tuy nhiên, đấy là tính cả giao hữu. Nếu chỉ xét trong phạm vi các trận đấu chính thức, TBN chỉ đáng là “đệ tử” của người Pháp, dù họ cùng số lần giành chức VĐTG (1 lần) và EURO (2).
Ribery ăn mừng trước băng ghế dự bị TBN lần gặp nhau 2006. (Ảnh Getty)
Thực vậy, người Pháp đã thắng đến 5 và chỉ một lần bị chia điểm khi chạm mặt TBN. Cuộc chiến đầu tiên giữa hai cường quốc bóng đá châu Âu diễn ra vào ngày 27/6/1984, trong trận chung kết EURO mà Pháp là chủ nhà. Platini và Bellone là những người đã ghi bàn, đưa đội bóng áo Lam lần đầu tiên bước lên ngôi quán quân bóng đá châu Âu.
Vòng 1/8 World Cup 2006 là lần gần nhất hai đội gặp nhau tại một giải đấu chính thức. Trong thời điểm ấy, Pháp đang bước vào giai đoạn chuyển giao giữa các thế hệ, trong khi TBN rất mạnh và đồng đều. Đại diện đến từ xứ sở bò tót là một trong các đội ghi nhiều bàn thắng nhất vòng bảng (8 bàn, bằng Đức và Argentina; chỉ thua 1 bàn). Villa đã ghi bàn mở tỉ số, nhưng Pháp vẫn thắng chung cuộc 3-1 để tiến một mạch đến chung kết. Casillas, Ramos, Xavi, Alonso, Fabregas, Torres là những người thất bại ngày ấy; trong khi Pháp chỉ còn lại hai nhân vật Ribery và Molouda.
Trận hòa duy nhất cách nay đã gần 16 năm, ở lượt thứ hai vòng bảng EURO 1996. Trên sân Elland Road (Leeds), Djorkaeff mở tỉ số cho Pháp ngay đầu hiệp 2, và Jose Caminero - người hiện đang giữ cương vị GĐTT của Atletico Madrid - đã gỡ hòa trong những phút cuối. Ở bảng đấu này, Pháp và TBN đều đi tiếp vào tứ kết.
Thời thế đã thay đổi, Pháp của Blanc hiện chỉ đang trong giai đoạn xây dựng một nền tảng mới dựa trên thế hệ những tài năng 1987, với cái đích là World Cup 2014. Tuy nhiên, giá trị của lịch sử đôi khi vẫn tác động rất lớn đến một cuộc chiến trên sân cỏ, ít nhất là về mặt tinh thần. Khi bị đánh giá thấp hơn, nghĩa là sức ép không cao, và có thêm tiếng nói từ lịch sử, người Pháp đang mơ đến một cái kịch bản đẹp.
- Chi phí cho TBN ở EURO 2012: Hơn 2 triệu euro cho một giấc mơ
- Tiếng nói CĐV: Ronaldo không biết hy sinh
- Oezil vẫn còn “ngái ngủ”: Hãy cho nhạc trưởng khoảng trống
- Những "bóng hồng" xinh đẹp nhất Euro 2012 (P.2)
- Cầu thủ hay nhất vòng bảng: Hummels mới là số 1
- Đức – Hy Lạp: Con mồi không dễ xơi
- Đức – Hy Lạp (1h45 23/6): "Giết chết" giấc mơ
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?