Nhiều người nhớ đến cô giáo Nguyễn Thị Thúy Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bởi nghị lực phi thường, vượt qua bệnh tật và sống vì ước mơ nghề giáo.
Cô giáo Thúy |
Vươn lên khó khăn, bệnh tật
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc, gặp gỡ cô giáo Thúy - người giáo viên mẫu mực, hiền lành, đức độ, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, năng động nhiệt tình trong công tác tập thể này. Cô đã rơm rớm nước mắt khi kể về quá khứ gian khổ và những năm tháng chống chọi với bệnh tật để vượt lên tất cả của mình. Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn. Từ bé cô đã phải làm đủ mọi việc giúp đỡ bố, mẹ.
Dù cuộc sống khốn khó nhưng bố mẹ cô chấp nhận lam lũ nuôi con ăn học. Vượt qua bao khó khăn rồi cô thi đậu vào Trường Đại học sư phạm Vinh. Bốn năm trôi qua, bao tháng năm dùi mài kinh sử, khép lại thời sinh viên tươi đẹp. Năm 1992, cầm tấm bằng tốt nghiệp Đại học sư phạm chuyên ngành chính trị học trong tay, cô thầm nuôi mơ ước sẽ đem những kiến thức học được tỏa sáng cùng các em học sinh. Nhưng thật không may, mãi đến 4 năm sau cô mới được đứng trên bục giảng. Năm 1996, cô được nhận công tác tại Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
Vật dụng đựng cơm ngày nằm viện còn được cô giữ lại.
Kể về thời gian trước khi đến với công việc cô cho hay đã làm đủ nghề như nấu rượu, nuôi lợn, bán hàng rong, bốc cát thuê ... để kiếm sống. Dù vậy, cô vẫn chưa bao giờ từ bỏ ước mơ được đứng trên bục giảng. Đêm đêm, những trang giáo án, những cặp mắt sáng tròn, trong veo của các em học sinh vẫn hiện về xen vào trong vòng xoáy cuộc đời với bao gềnh thác đã thắp sáng niềm tin trong cô.
Sau 2 năm đứng lớp, cô nhận được quyết định vào biên chế. Niềm vui mới bắt đầu cũng là lúc cô chết lặng khi biết mình mắc phải căn bệnh "thận hư”. Nhiều lần đang say sưa giảng bài, cô loạng choạng, ngất xỉu khiến học trò hốt hoảng ứa nước mắt vì thương cô.
Nhớ lại những ngày nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai- Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, hai hàng nước mắt cô lại rơm rớm... Những tháng ngày nằm viện ngoài sự chăm sóc của gia đình 2 bên nội, ngoại của chồng, con, cô đặc biệt biết ơn sự quan tâm của tập thể sư phạm nhà trường và các em học sinh.
“Những bữa cơm, bữa cháo mà đồng nghiệp, học trò thay nhau mang đến viện cho mình là kỉ niệm mình không bao giờ quên được. Chính điều đó khiến mình luôn tự dặn lòng phải cố gắng hết sức để được sống, được làm việc và đáp lại những tình cảm mà mọi người đã chia sẻ, giúp đỡ cho mình", - Cô Thúy ứa nước mắt tâm sự. Thầm nhắc bản thân không bao giờ được quên ơn những người đã chăm sóc mình khi ở viện, cô Thúy đã lau chùi sạch sẽ những vật dụng đựng cơm mà mọi người mang đến để làm kỉ niệm.
Ra viện, hạnh phúc đan xen với khổ đau, trong nhà không còn thứ gì để bán, nợ nần chồng chất, hai con nhỏ dại, chi phí tiền thuốc hàng ngày lại quá cao, không còn sự lựa chọn nào khác, vừa điều trị ngoại trú, vừa đi dạy, cô vừa lao vào làm thêm đủ việc để tặng thu nhập. Chế độ ăn uống không đảm bảo, làm việc quá sức cho phép đối với người bị chứng thận hư, nhiều lần bệnh lại tái phát, toàn thân phù nề, đau nhức, không đi lại được.
Có những thời điểm phải điều trị suốt mấy tháng trời tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Tưởng chừng bế tắc, đã có lúc cô chỉ muốn từ bỏ cuộc sống. Tổ ấm công đoàn Trường THPT Cẩm Bình và gia đình nội ngoại hai bên lại tiếp tục động viên, giúp đỡ cô về mọi mặt. Cảm động nhất, mẹ đẻ cô sau khi bán sạch mọi thứ để lo cho cô chữa bệnh, còn mỗi đôi bông tai là vật kỷ niệm gắn bó cùng bà suốt 40 năm trời cũng cam lòng bán nốt để thêm vào việc chữa chạy mong cứu sống cô.
Cô Thúy vinh dự nhận giải nhất cuộc thi Bí thư chi bộ giỏi.
Thành tấm gương sáng để học hỏi, kính phục
Năm 1998 -1999, mặc dù vừa mới ra viện, đang điều trị ngoại trú nhưng được nhà trường động viên, tạo điều kiện giúp đỡ cô đã tham gia thi và đạt giáo viên giỏi Tỉnh. 5 năm liền cô Thúy có sáng kiến kinh nghiệm bậc 4/4 cấp tỉnh (1998-2003). Không chỉ giỏi về chuyên môn mà các hoạt động đoàn thể cũng nổi bật, nhiều năm cô liên tục nhận giấy khen của Công đoàn ngành GD-ĐT. Năm 2009, cô được Liên đoàn Lao động tỉnh tặng bằng khen “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Năm 2012, được huyện Cẩm Xuyên vinh danh cá nhân điển hình về “Học tập và làm theo tấm gường đạo đức Hồ Chí Minh”.
Gần đây nhất, nhiều người xúc động, nể phục khi thấy cô xuất hiện với khuôn mặt sưng phù nhận giải nhất trong “Hội thi chung kết Bí thư chi bộ toàn tỉnh năm 2014”. Vào tối 19/11, trong chương trình truyền hình trực tiếp Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam phát sóng trên VTV2 do Bộ giáo dục và Đạo tạo phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình Việt Nam tổ chức, cô vinh dự được mời tham dự.
“Động lực để mình vượt qua tất cả, và tiếp tục sống để cống hiến chính là tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, động viên từ gia đình, đồng nghiệp và các em học sinh thân yêu", - cô Thúy chia sẻ.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%