Kính thiên văn robot MASTER của trường đại học Moksva đã phát hiện một tiểu hành tinh khổng lồ có khả năng sẽ đâm vào Trái đất trong tương lai.
Phát hiện tiểu hành tinh 'khủng' đe dọa Trái đất |
Một kính thiên văn tự động được lắp đặt ở trên dãy núi Kavkaz của Nga, gần thành phố Kislovodsk, đã lần đầu tiên phát hiện một tiểu hành tinh mới có tên 2014 UR116. Tiểu hành tinh này được xác định có đường kính 370m, lớn hơn kích thước của tiểu hành tinh nổi tiếng Apophis.
99942 Apophis là một tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời có quỹ đạo đi gần quỹ đạo của Trái Đất hai lần mỗi năm, với chu kỳ 323,59 ngày.
Với tần suất 1 lần/1.300 năm, tiểu hành tinh này sẽ có khoảng cách tới hành tinh xanh gần nhất 30.250 đến 33.500 km vào ngày 13/4/2029 và có thể sức hút giữa hai thiên thể sẽ làm lệch quỹ đạo, khiến Apophis có thể va chạm ngày 13/4/2036.
Xác suất va chạm này là 1/45.000 theo tính toán của NASA và là 1/450 theo tính toán của một thần đồng 13 tuổi người Đức Nico Marquardt. (Theo Wikipedia)
Sau khi quan sát thấy vật thể không gian mới này, các nhà thiên văn học người Nga đã chuyển dữ liệu cho các đồng nghiệp ở Trung tâm Hành tinh nhỏ của Đài Quan sát Vật lý Thiên văn Smithsonian. Điều này đồng nghĩa nhiều đài quan sát trên thế giới sẽ cùng nghiên cứu kĩ thiên thạch 2014 UR116 để giúp tính toán quỹ đạo sơ bộ của vật thể không gian này.
Tiểu hành tinh 2014 UR116 có quỹ đạo thay đổi thất thường vì bay gần với sao Kim và sao Hỏa và do đó, lực hút của hai hành tinh này có thể tác động lên đường đi của nó.
Tháng 2/2013, khi một thiên thạch phát nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk của Nga, năng lượng mà vụ nổ giải phóng được tính toán tương đương với 300 – 500 kiloton (1.000 tấn) chất nổ TNT.
Nhưng thiên thạch trong vụ nổ Chelyabinsk chỉ có đường kính vào khoảng 17m và tan rã sau vụ nổ ở độ cao 20km so với mực nước biển.
Trong khi đó, tiểu hành tinh mới được phát hiện 2014UR116 có kích thước lớn hơn và nếu nó va vào Trái đất, vụ nổ đó sẽ là một thảm họa.
Tuy nhiên, theo Victor Shor, người cộng tác nghiên cứu tại Viện Thiên văn học Ứng dụng, vụ nổ trên sẽ không xảy ra trong ít nhất là 6 năm tới. Vào thời điểm hiện tại, điểm gần nhất trên quỹ đạo của tiểu hành tinh 2014 UR116 cách Trái đất 4,5 tỉ km. Do số liệu này sẽ thay đổi nên các nhà khoa học phải tiếp tục theo dõi tiểu hành tinh này trong nhiều năm tới.
Mạng lưới kính viễn vọng robot phát hiện ra tiểu hành tinh 2014 UR116 có tên MASTER, một tài sản thuộc trường Đại học Moskva và là sản phẩm cộng tác của nhiều đơn vị trong và ngoài nước.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?