Một loạt các biện pháp mới sẽ được triển khai nhằm bảo vệ nước Nga rộng lớn khỏi những mối họa từ không gian, tương tự thảm nổ thiên thạch hôm 15/2.
Hệ thống chống thiên thạch đang ngày càng trở nên cấp thiết với nhân loại. |
Thiếu tướng Igor Makushev quan chức cấp cao trong Lực lượng phòng vệ không gian vũ trụ Nga khẳng định, hệ thống mới sẽ bảo vệ nước Nga khỏi các thiên thạch hoặc đối tượng không gian nguy hiểm khác bao gồm tên lửa, vệ tinh hết hạn sử dụng hay các tàu vũ trụ gặp sự cố trên hành trình chinh phục không gian.
“Lực lượng phòng vệ không gian vũ trụ được yêu cầu nghiên cứu các cách thức nhằm xử lý vấn đề này đồng thời lập kế hoạch bảo vệ nước Nga khỏi những “vị khách không mời” từ không gian”, tướng Makushev cho biết.
Nước Nga vốn được biết đến với hệ thống phòng thủ dày đặc, giúp bảo vệ an toàn cho xứ sở Bạch Dương khỏi những vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, vụ thiên thạch lao xuống và phát nổ hôm 15/2 vừa qua trước sự ngỡ ngàng của các nhà chức trách và các lực lượng phòng vệ cho thấy những mối nguy tiềm ẩn vẫn đe dọa nước Nga.
Thiên thạch lao xuống nước Nga vừa qua được xếp vào danh sách 2% các thiên thể kích thước lớn lao xuống trái đất. Điều này đồng nghĩa, nó được xếp chung hàng với khối đá trời khổng lồ làm tuyệt chủng loài khủng long sau vụ va chạm 150 triệu năm trước. Với sức nổ 500kilotons, thiên thạch vừa qua có thể gây ra những hậu quả tồi tệ hơn so với vụ việc ở rừng Tunguska, Siberia năm 1908.
Các phân tích sau đó cho thấy, hệ thống radar cảnh báo sớm của Nga hoàn toàn không có cơ hội phát hiện ra thiên thạch đang lao xuống với tốc độ chóng mặt cùng sức công phá gấp hàng chục lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Nagasaki. Không chỉ riêng Nga, quân đội Mỹ cũng sẽ "bó tay" nếu gặp trường hợp tương tự bởi hệ thống radar cảnh báo sớm của Washington cũng không được thiết kế để phát hiện thiên thạch.
Trong khi đó, các radar và thiết bị theo dõi của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và các cơ quan không gian khác chỉ có thể giám sát những thiên thể bay gần quỹ đạo trái đất. Những tiểu hành tinh lớn có nguy cơ va chạm với địa cầu cũng được theo dõi chặt chẽ nhưng bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều đối tượng lang thang trong không gian chưa được con người nhận diện.
Thiên thạch lao xuống nước Nga là một ví dụ điển hình. Kích cỡ không thực sự ấn tượng khiến nó lọt được qua sự theo dõi của các nhà khoa học và những người đam mê thiên văn trên khắp thế giới, nhẹ nhàng áp sát địa cầu trước sự chủ quan của nhân loại. Tuy nhiên, với sức công phá vô cùng lớn, những thiên thạch bị bỏ lọt có thể là thủ phạm cướp đi mạng sống của hàng triệu người trên mặt đất.
Nếu việc phát triển hệ thống chống thiên thạch thành công, Nga sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới có thể tự bảo vệ mình trước những mối đe dọa từ không gian. Nếu thuận lợi hơn, hệ thống của Nga có thể là lá chắn tiên phong bảo vệ trái đất trước thiên thạch cũng như các đối tượng không mong muốn khác có thể đe dọa địa cầu.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Nơi nào đón năm mới đầu tiên trên thế giới?
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành