Antonín Panenka với cú đá phạt 11m nổi tiếng mọi thời đại đã giúp Tiệp Khắc trở thành đội bóng đầu tiên giành chức vô địch Euro sau loạt đá luân lưu định mệnh.
|
Khi Antonín Panenka bước lên thực hiện cú đá Cuchiaio (xúc thìa – sục bóng qua đầu thủ môn), Euro đã chính thức chuyển sang một trang mới. Đó là một cái kết hoàn hảo cho một VCK tuyệt vời với sự tham dự của 4 ĐT xuất sắc, song cuối cùng bị che mờ bởi một cú đá 11m đầy tính nghệ thuật. Chủ nhà Nam Tư chào đón Tiệp Khắc, Hà Lan của Johan Cruyff' và nhà ĐKVĐ châu Âu cũng như thế giới – Tây Đức ở VCK Euro đầu tiên được tổ chức ở Đông Âu.
Trong 4 cái tên này, Tiệp Khắc là đội được cho là ĐT có ít cơ hội nhất để sở hữu danh hiệu Henri Delaunay. Dưới sự dẫn dắt của HLV Václav Ježek, sức mạnh của Tiệp Khắc chủ yếu dựa trên lối chơi cần cù và tinh thần thi đấu và chiến dịch vòng loại của họ bằng trận thua tan nát 0-3 trước ĐT Anh tại Wembley. Tuy vậy, Tiệp Khắc chơi khởi sắc sau đó và chiến thắng quan trọng 2-1 trước Tam sư ở Bratislava đã giúp có được ngôi đầu Bảng 1 và đi tiếp vào tứ kết.
Tiệp Khắc giành Cúp sau loạt đá luân lưu 11m
Xứ Wales gây bất ngờ khi làm tốt hơn người anh em – ĐT Anh bằng việc giành lấy ngôi đầu Bảng 2 với nguồn cảm hứng đến từ John Toshack và Leighton James. Chuyến phiêu lưu của họ chấm dứt bởi Nam Tư ở tứ kết, trong khi Tiệp Khắc tiếp tục gây tiếng vang khi đả bại Liên Xô của Oleh Blokhin. Ở hai trận tứ kết còn lại, Hà Lan vùi dập tuyển Bỉ với tỷ số đậm đà 7-1, còn Tây Đức vượt qua Tây Ban Nha để có vé dự vòng chung kết.
Gerd Müller không còn là mối hiểm nguy cho mọi hàng thủ nhưng người cùng họ - Dieter đã thay thế xứng đáng khi ghi một hattrick quyết định ở trận ra mắt tại Belgrade, để đưa nhà ĐKVĐ từ thế bị dẫn 0-2 thắng ngược Nam Tư 4-2 sau hiệp phụ, giành quyền vào chơi chung kết. Trận bán kết còn lại giữa cũng cần đến hiệp phụ với Johan Neeskens và Wim van Hanegem bị truất quyền thi đấu, khi Tiệp Khắc hạ Hà Lan 3-1 khiến “Cơn lốc màu Da cam” không có cơ hội báo thù thất bại ở trận chung kết World Cup 1974 trước Tây Đức.
Mặc dù đội quân của HLV Helmut Schön được đánh giá cao hơn, nhưng người Tiệp Khắc cũng đầy tự tin sau chuỗi 20 trận không thua kể từ thất bại ở Wembley và thực tế họ đã dẫn trước Tây Đức 2-0. Muller gỡ lại 1 bàn cho người Đức trước khi Bernd Hölzenbein san bằng cách biệt 1 phút trước khi hết giờ. Không có bàn thắng nào được ghi thêm trong hiệp phụ khiến lần đầu tiên ở một giải đấu lớn cần đến loạt đá luân lưu để phân định thắng thua.
Sau 7 lượt đá thành công của cả hai đội, Uli Hoeness đá hỏng ăn khiến Panenka đi vào lịch sử với khoảnh khắc chờ Sepp Maier đổ người rồi sục bóng thẳng vào giữa khung thành đem về chiếc Cúp vô địch cho người Tiệp Khắc. “Nếu đó là một phát minh, tôi muốn được cấp bằng sáng chế”, Panenka nói đùa khi nhắc lại khoảnh khắc không thể quên đó
Kết quả cụ thể
Tứ kết:
Nam Tư 3-1 Xứ Wales (2-0, 1-1)
Tiệp Khắc 4-2 Liên Xô (2-0, 2-2)
Tây Ban Nha 1-3 Đức (1-1, 0-2)
Hà Lan 7-1 Bỉ (5-0, 2-1)
Bán kết:
Tiệp Khắc 3 - 1 Hà Lan
Nam Tư 2 - 4 Đức
Tranh hạng ba:
Hà Lan 3 - 2 Nam Tư
Chung kết:
Tiệp Khắc 2 - 2 Đức (5-3 pen)
Bạn có biết ?
- Malcolm MacDonald (Newcastle) đã ghi cả 5 bàn ở chiến thắng 5-0 của ĐT Anh trước đảo Síp ở vòng loại bảng 1 vào ngày 16/4/1975, kỷ lục của xứ sở sương mù.
- Đức không thua trên chấm 11m ở các giải đấu lớn kể từ khi Tây Đức thất bại ở loạt đá luân lưu với tỷ số 3-5 trước Tiệp Khắc ở trận chung kết Euro 1976.
- Đây là giải đấu cuối cùng mà VCK chỉ 4 đội tham dự và đội chủ nhà chỉ được xác định sau khi vòng loại kết thúc.
- Trận đấu giữa Tiệp Khắc và Anh tại Bratislava ở vòng loại ban đầu bị hủy bỏ vì sương mù. Ở trận đá lại, Tiệp Khắc thắng 2-1 để báo thù thành công trận thua 0-3 ở trận lượt đi.
- Cả 4 trận đấu ở VCK năm đó đều cần đến hiệp phụ, riêng trận chung kết phải giải quyết bằng loạt đá 11m.
- Franz Beckenbauer không có cơ hội đá quả 11m thứ năm cho Tây Đức ở trận chung kết khi Panenka đá thành công quả quyết định.
Top ghi bàn
4: Dieter Müller (Tây Đức)
3: Jozef Móder (Tiệp Khắc), Rob Rensenbrink (Hà Lan)
2: Ruud Geels (Hà Lan), Dragan Džajić, Josip Katalinski và Danilo Popivoda (đều của Nam Tư)
1: František Veselý (Tiệp Khắc), Momčilo Vukotić (Nam Tư), Leonid Buryak (Liên Xô)
Đội hình tiêu biểu:
Ivo Viktor (Tiệp Khắc), Ján Pivarník (Tiệp Khắc), Ruud Krol Rensenbrink (Hà Lan), Jaroslav Pollák (Tiệp Khắc), Anton Ondruš (Tiệp Khắc), Franz Beckenbauer (Đức), Rainer Bonhof (Đức), Zdeněk Nehoda (Tiệp Khắc), Dieter Müller (Đức), Antonín Panenka (Tiệp Khắc), Dragan Džajić (Nam Tư)
Hướng tới Euro 2012, lịch sử các vòng Chung kết Euro sẽ liên tục được chúng tôi cập nhật trong chuyên mục Bóng đá của Xahoi.com.vn. Mời quý vị độc giả đón xem Lịch sử Euro 1980 vào 15h ngày 19/5! |
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?