Giống với World Cup, Cúp C1/Champions League, Olympic hiện đại, thì giải Vô địch châu Âu – Euro cũng được xuất phát từ ý tưởng của một người Pháp: ông Henri Delaunay, thư ký của LĐBĐ Pháp.
|
Ông đưa ra ý tưởng này vào năm 1927, song mãi đến 1954 thì UEFA mới xem xét nghiêm túc ý tưởng này. Thậm chí, sau đó một số Liên đoàn thành viên vẫn tỏ ra dè dặt, song cuối cùng UEFA cũng chính thức hiện thực hóa ý tưởng này vào năm 1957, 2 năm sau khi Delaunay qua đời. Và để tưởng nhớ, tên ông đã được đặt cho chiếc Cup.
Quê hương của Delaunay cũng được lựa chọn là nơi tổ chức vòng chung kết đầu tiên của giải đấu, bắt đầu từ lượt đấu bán kết, song có khá nhiều rắc rối nẩy sinh. Một số đội tuyển đăng ký muộn đã khiến số đội tham dự vượt quá con số 16 tối thiểu (17), nhưng giải lần đầu vẫn không có sự tham dự của các nền bóng đá lớn như Italia, Tây Đức và Anh.
Thủ môn Blagoje Vidinic của Nam Tư bắt bóng trong trận chung kết Euro đầu tiên
Với thể thức loại knock-out theo thể thức sân nhà và sân khách đến tận vòng bán kết, giải đấu chính thức khởi tranh ở Tsentralni Lenin, Moscow, Nga vào ngày 29/9/1958. Trong ngày lịch sử đó đã có tới 100.572 khán giả đến sân chứng kiến Anatoli Ilyin trở thành cầu thủ ghi bàn thắng đầu tiên tại Euro - ngay phút thứ tư, để giúp Liên Xô đánh bại Hungary 3-1, trước khi thắng chung cuộc 4-1 để giành quyền vào tứ kết.
Tại vòng tứ kết, Liên Xô đã gặp may mắn do nhà độc tài cực hữu Franco quyết định rút ĐT Tây Ban Nha ra khỏi giải đấu và kết quả là họ được xử thắng với tỷ số 3-0, nghiễm nhiên giành quyền vào chơi ở vòng chung kết tại Pháp.
Pháp, Nam Tư và Czechoslovakia đều phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” để giành quyền vào chơi ở bán kết, nhưng Liên Xô cho thấy họ xứng đáng có mặt ở giải đấu bằng việc cho người Séc phơi áo 3 bàn trắng tại trận bán kết ở Marseille, với một cú đúp của Valentin Ivanov.
Ở trận đấu bán kết còn lại, chủ nhà Pháp bị loại khi bại trận 4-5 trước Nam Tư – đó vẫn là kỷ lục về số bàn thắng trong một trận đấu thuộc vòng chung kết Euro. Trận bóng đó Pháp vắng hai ngôi sao Raymond Kopa và Just Fontaine, song không thể phủ nhận Nam Tư có một hàng công đáng sợ với 5 lần chọc thủng lưới của đội chủ nhà, để giành quyền vào chơi trận chung kết tại Paris vào ngày 10/7/1960.
Đội trưởng Igor Netto của Liên Xô giương cao chiếc Cúp Henri Delaunay
Với sự tỏa sáng của “Người nhện” Lev Yashin, thì nỗ lực sút bóng bật người đổi hướng thành bàn của Milan Galić là những gì Nam Tư có thể làm được trong 90 phút làm chủ thế trận. Slava Metreveli gỡ hòa 1-1 ngay đầu hiệp hai khiến trận đấu phải kéo dài thêm hiệp phụ, thời điểm người Nam Tư tỏ ra đuối sức dần. Và rồi cú đánh đầu chính xác của Viktor Ponedelnik đã giúp Liên Xô giành chức vô địch Euro đầu tiên và cũng là duy nhất cho đến nay của họ.
Kết quả cụ thể:
Vòng sơ loại:
CH Ailen 2-4 Tiệp Khắc. (2-0, 0-4)
Vòng 1/8:
Liên Xô 4-1 Hungary (3-1, 1-0)
Pháp 8-2 Hy Lạp (7-1, 1-1)
Romania 3-2 Thổ Nhĩ Kỳ (3-0, 0-2)
Na Uy 2-6 Áo (0-1, 2-5)
Nam Tư 3-1 Bulgari (2-0, 1-1)
CHDC Đức 2-5 Bồ Đào Nha (0-2, 2-3)
Ba Lan 2-7 Tây Ban Nha (2-4, 0-3)
Đan Mạch 3-7 Tiệp Khắc (2-2, 1-5)
Tứ kết:
Pháp 9-4 Áo (5-2, 4-2)
Bồ Đào Nha 3-6 Nam Tư (2-1, 1-5)
Tây Ban Nha (bỏ cuộc) 0-3 Liên Xô
Rumani 0-5 Tiệp Khắc (0-2, 0-3)
Bán kết:
Pháp 4-5 Nam Tư
Tiệp Khắc 0-3 Liên Xô
Tranh hạng 3:
Pháp 0-2 Tiệp Khắc
Trận chung kết:
Liên Xô 2-1 Nam Tư (hòa 1-1 sau hai hiệp chính, hiệp phụ Nga thắng 2-1)
Bạn có biết:
- Trọng tài người Anh Arthur Ellis là người bắt chính trận chung kết ở sân Công viên các Hoàng tử - Paris, cũng đã thổi trận chung kết C1 đầu tiên vào năm 1956 và cũng ở mặt sân này (Real Madrid thắng Stade de Reims 4-3).
- Có 3 cầu thủ ghi được 5 bàn ở Euro, (bao gồm cả các bàn thắng ở vòng sơ loại), là Titus Buberník (Czechoslovakia) và 2 cầu thủ người Pháp: Just Fontaine cùng Jean Vincent.
- Trận chung kết diễn ra vào 22h ngày Chủ nhật và Viktor Ponedelnik (người có họ mang nghĩa là thứ 2 trong tiếng Nga) đã ghi bàn quyết định nâng tỷ số thành 2-1 cho ĐT Liên Xô khi thời gian cũng bước sang ngày thứ 2.
- Bàn thắng nhanh nhất ở VCK được ghi ở phút 11 bởi Milan Galić của Nam Tư cũ vào lưới ĐT Pháp ở trận thua 4-5.
Top ghi bàn
5: Just Fontaine (Pháp), Jean Vincent (Pháp), Titus Buberník (Czechoslovakia)
4: Milan Galić (Nam Tư)
3: Erich Hof (Áo), Alfredo Di Stéfano (Tây Ban Nha), Horst Nemec (Áo), Vlastimil Bubník (Czechoslovakia), Coluna (Bồ Đào Nha), François Heutte (Pháp)
Đội hình tiêu biểu
Lev Yashin (Liên Xô), Vladimir Djurković (Nam Tư), Ladislav Novák (Czechoslovakia), Igor Netto (Liên Xô), Josef Masopust (Czechoslovakia), Valentin Ivanov (Liên Xô), Slava Metreveli (Liên Xô), Milan Galić (Nam Tư), Viktor Ponedelnik (Liên Xô), Dragoslav Šekularac (Nam Tư), Borivoje Kostić (Nam Tư).
Hướng tới Euro 2012, lịch sử các vòng Chung kết Euro sẽ liên tục được chúng tôi cập nhật trong chuyên mục Bóng đá của Xahoi.com.vn. Mời quý vị độc giả đón xem Lịch sử Euro 1964 vào 15h ngày 11/5! |
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?