Sau rau cải thảo bảo quản bằng formaldehyde, gừng giữ tươi bằng cách ngâm thuốc trừ sâu cực độc, mới đây Trung Quốc lại phát hiện thêm nước máy có chứa estrogen, thành phần trong thuốc tránh thai.
|
Ngày 17/5, dư luận Trung Quốc lại sôi lên bởi thông tin về nước ăn có chứa hàm lượng estrogen cao.
Đầu tiên là thông tin “Thực tế chỉ có 50% nước máy được sản xuất bởi các nhà máy nước trên cả nước đạt tiêu chuẩn” gây xôn xao khắp các diễn đàn mạng; rồi đến vụ Nhà máy Hoá chất Tam Hữu ở Đường Sơn sản xuất 2 triệu tấn Sodium Carbonate/năm xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra Bột Hải gây ô nhiễm nghiêm trọng khiến vùng biển gần đó trở thành “Biển chết”.
Mới đây nhất, chuyên gia môi trường hàng đầu Đổng Lương Kiệt công bố trên blog của mình thông tin: trong nước máy ở Trung Quốc đều có chứa hàm lượng thuốc tránh thai lớn, khiến cộng đồng mạng hoảng hồn.
Ông Đổng Lương Kiệt viết trên blog: “Các học giả đã tiến hành kiểm nghiệm 23 nguồn nước máy lấy từ 6 tỉnh, thành thì phát hiện thấy tất cả đều chứa hàm lượng estrogen cao, cao nhất là ở vùng Tam giác hạ lưu Trường Giang (Giang Tô, Thượng Hải, Triết Giang). So sánh chỉ số này với các nước khác như Đức, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Mỹ, Australia và Hàn Quốc thì giật mình hoảng hồn”.
Hàm lượng estrogen cao sẽ gây rối loạn nội tiết ở phụ nữ.
Kết quả nghiên cứu mà ông Đổng đề cập đến được lấy từ một bản báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Môi trường sinh thái thuộc Viện Khoa học Trung Quốc được đăng trên tạp chí khoa học bằng tiếng Anh “Journal of Environmental Sciences” (Khoa học Môi trường) số tháng 2-2012.
Ông Đổng Lương Kiệt cho rằng, nói chung kỹ thuật xử lý nước ăn thông thường khó có thể loại bỏ hết được các estrogen, vì vậy sử dụng nước máy lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng.
Estrogen là thành phần của thuốc tránh thai, hàm lượng chất này trong nước máy Trung Quốc cao hơn nhiều lần các quốc gia khác, có lẽ là do các nguồn nước bị ô nhiễm gây nên. Tuy nhiên, ông Đổng cũng trấn an: “Tuy hàm lượng estrogen rất cao, nhưng cũng chưa đến mức dùng nước máy có thể tránh thai!”.
Nước ăn ở Trung Quốc được cho là có hàm lượng estrogen cao.
Một chuyên gia Môi trường ở Nam Kinh nói với phóng viên báo Gang thép Trung Quốc: “Thuốc tránh thai trong nước máy” chỉ là cách nói dân gian, còn nói một cách chuyên nghiệp phải là “estrogen môi trường”, hay “chất gây rối loạn nội tiết”.
Hiện nay giới y học cũng đang xem xét nhân tố môi trường liệu có gây nên vô sinh hay không, nhưng chưa có bằng chứng chứng minh estrogen trong môi trường có thể gây vô sinh. Bà Bành Đan Hồng, Phó chủ nhiệm Khoa sản Bệnh viện trực thuộc Đại học Đông Nam. |
Một vị Tiến sỹ Môi trường ở Đại học Hà Hải cho biết, qua điều tra cho thấy sự ô nhiễm nguồn nước gây rối loạn nội tiết, dẫn đến hiện tượng cá và các sinh vật sống trong nước suy giảm khả năng sinh sản nghiêm trọng.
Phóng viên liên hệ với người phụ trách Tổng công ty nước sạch Nam Kinh. Ông cho biết, vấn đề hàm lượng estrogen trong nước đã có từ lâu, nhưng cũng chưa có định nghĩa rõ ràng và hiện công ty ông không thể kiểm nghiệm được do không có cả thiết bị lẫn kỹ thuật.
Các chuyên gia về nước sạch khác cũng nói thẳng: Với công nghệ, kỹ thuật xử lý nước sạch hiện nay, không thể loại bỏ được estrogen.
Bài viết trên blog của ông Đổng Lương Kiệt đã gây nên nên sự hoang mang trong nhiều người. Nhiều người đã viết bình luận: “Chả trách ngày càng có nhiều người vô sinh!”, “Ghê quá, uống nước có thể giúp tránh thai!”. Thậm chí có người còn bi quan: Cứ đà này trong tương lai, Trung Quốc sẽ toàn là những người ái nam ái nữ.
Tuy nhiên, theo bà Bành Đan Hồng, Phó chủ nhiệm Khoa sản Bệnh viện trực thuộc Đại học Đông Nam, hàm lượng chất thuốc tránh thai Ethinylestradiol có trong nước máy rất thấp, không thể gây hiệu quả tránh thai được - Bà cho biết.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?