Nữ ca sỹ hàng đầu Việt Nam xót xa đưa ra hệ lụy khi tê giác bị giết hại dã man.
'Nam Phi bắt đầu tẩy chay hàng Made in Vietnam' |
Sau khi Thái tử Charles và Hoàng tử William kêu gọi "Hãy đoàn kết vì động vật hoang dã" bằng tiếng Arab, Tây Ban Nha, tiếng Trung Quốc, tiếng Việt và tiếng Swahili nhận được sự đồng tình của cả thế giới, thì tại Việt Nam, nữ ca sỹ Thu Minh cũng lên tiếng kêu gọi người dân Việt đừng vị lợi ích cá nhân mà giết hại động vật hoang dã.
Thái tử Charles và Hoàng tử William nhắc nhở người dân Việt ý thức bảo vệ động vật
Cô viết trên trang cá nhân: “Chào cả nhà! Sau 2 ngày vừa qua chúng ta đã cùng trải qua những bức xúc khi nhìn những hình ảnh này. Tuy nhiên cũng vẫn còn 1 số những comments dường như chưa hiểu được sâu sắc về vấn đề nghiêm trọng nếu chúng ta không cùng nhau lên tiếng nên xin được tiếp tục chia sẻ thêm rằng: Việt Nam mình đã tự diệt chủng hết tê giác của mình vì tin vào sừng là phương thuốc kì diệu nên nếu mọi người cùng nhau ý thức nói Không Mua Không Dùng và Tẩy Chay thì sẽ không có nhu cầu mà không có nhu cầu thì sẽ không có cung cấp để bắn giết ở bất cứ nơi đâu để bán và tiêu thụ ở Việt Nam.
Đồng thời bệnh mà không dùng đúng thuốc mà tin vào sừng thì đến khi hối cũng muộn. Và quan trọng nhất là tạo nên ý thức YÊU và BẢO VỆ di sản thiên thiên nhiên cho đời sau. Cải thiện cách nhìn nhận về con người Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới (Lời nhắc nhở của Vua và Hoàng tử William với Việt Nam là 1 sự xấu hổ).
Qua công việc của ông xã Minh được biết ở South Africa người ta đã bắt đầu tẩy chay hàng Made in Việt Nam rồi đó. Hệ luỵ sẽ là công nhân mất việc và không có lương. Hãy chia sẻ cho mọi người mọi ngả cả nhà nhé, làm điều này vì tự tôn dân tộc nữa, để người ta nói Nước Việt Nam mình như vậy. Mình phải cùng nhau đánh tiếng để những người còn đang "bắt tay" cho nạn diệt chủng này phải lay động lương tâm của họ, cảm thấy những việc họ làm là thiếu hiểu biết, lạc lõng và đáng lên án trong cộng đồng sống”.
Thu Minh chia sẻ hình ảnh đau lòng trên trang cá nhân
Theo bà Nguyễn Phương Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV): “Trung bình, cứ mỗi 9,5 giờ lại có 1 cá thể tê giác bị giết hại ở Nam Phi để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại các quốc gia như Việt Nam”.
Cùng với Trung Quốc, Việt Nam hiện đang bị coi là 1 trong những thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn trên thế giới. Một bộ phận người dân vẫn còn mù quáng tin vào những lời đồn thổi về công dụng chữa bệnh của sừng tê giác. Một số khác thì lại dùng sừng tê giác như là 1 công cụ để thể hiện đẳng cấp. Sự phát triển kinh tế là nhân tố đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác tại Việt Nam.
Chính thực trạng đau lòng này là tác nhân khiến loại tê giác đang trên bờ tuyệt chủng và đích thân Thái tử Charles, chủ tịch Quỹ động vật Hoang dã Thế giới (WWF) nhắc nhở người dân Việt về ý thức bảo vệ động vật hoang dã.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Đàm Vĩnh Hưng không thể hủy đơn kiện chồng tỷ phú của ca sĩ Bích Tuyền?
- MC Thành Trung sở hữu khối tài sản khủng cỡ nào ở tuổi 41?
- Thương Tín được người nhà đưa lên TP.HCM khám bệnh, nhìn chân của nam nghệ sĩ mà dân tình xót xa
- Dương Triệu Vũ hé lộ 'thế lực' giúp Đàm Vĩnh Hưng giải quyết vụ kiện triệu đô
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%