Bùi Mạnh Thắng - thủ khoa đại học đầu tiên năm 2015 - không sử dụng điện thoại và Facbook để tập trung việc học.
|
Suốt 12 năm, Thắng thường ăn sáng bằng cơm nguội với muối vừng.
Tổng kết 9,9
Chiều 3/6, Đại học Quốc gia Hà Nội hoàn tất việc tổng hợp dữ liệu thi đánh giá năng lực. Theo đó, thí sinh cao điểm nhất trong hơn 43.000 em dự thi đạt 128 điểm, là Bùi Mạnh Thắng (Kiến Xương, Thái Bình).
Chia sẻ với chúng tôi, Thắng cho biết, sau khi tan học, em nhận được thông báo là người có số điểm cao nhất từ bố mẹ. “Em vô cùng hạnh phúc, khi biết mình được 128 điểm. Em nghĩ sẽ đỗ, nhưng không ngờ lại trở thành người có điểm cao nhất”.
Mạnh Thắng sinh ra trong gia đình mẹ làm nghề nông, bố là thợ xây, cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng chàng trai nghèo rất cố gắng trong học tập. Bùi Mạnh Thắng luôn là học sinh giỏi trong suốt 12 năm liền.
Thủ khoa đầu tiên của mùa tuyển sinh đại học 2015.
Thắng hiện là lớp trưởng12A1, trường THPT Bình Thanh, Kiến Xương, Thái Bình. Với danh hiệu thủ khoa, nam sinh đã xuất sắc đỗ vào khoa Khoa học Máy tính - Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (nếu đỗ tốt nghiệp THPT sắp tới). Đây cũng là ước mơ từ bé của nam sinh quê lúa.
Năm lớp 12, Thắng đạt giải ba cuộc thi học sinh giỏi Toán và Vật lý cấp tỉnh, lớp 11 đạt giải nhì thi Giải toán qua mạng. Điểm tổng kết cuối năm lớp 12 của Thắng: Toán 9,9; Hóa học 9,8 và Vật lý 9,7.
Trước đó, trong kỳ thi thử đánh giá năng lực vào Đại học Quốc gia Hà Nội, Thắng đạt số điểm rất cao: 124. Còn thi thử THPT quốc gia tại trường, em đạt 45 điểm ở 5 môn.
Chia sẻ về kỳ thi đánh giá năng lực, Thắng cho biết, đề thi có hình thức mới mẻ, đòi hỏi kiến thức am hiểu sâu rộng. Đề bài không có nhiều câu đánh đố thí sinh. Sở trường của Thắng là lĩnh vực khoa học tự nhiên, vì vậy em đã hoàn thành bài thi khá tốt.
Ăn cơm nguội, đạt kỳ tích
Bí quyết của Thắng là không đi học thêm, dành thời gian tự học. Mỗi ngày, em học khoảng 4 tiếng ở nhà.
Bà Bùi Thị Nhẫn, mẹ của Thắng, chia sẻ: “Gia đình thu nhập từ nghề nông và thợ xây khoảng 4 triệu đồng/tháng. Cuộc sống còn nhiều khó khăn. Thắng muốn tập trung cho việc học nên không dùng điện thoại di động".
"Từ nhỏ đến lớn, Thắng là niềm tự hào của bố mẹ, vì luôn học giỏi. Cháu rất ngoan, ngoài giờ lên lớp, không mấy khi đi chơi, chỉ ở nhà tự học và đá bóng. Để tiết kiệm tiền cho bố mẹ, Thắng không bao giờ ăn quà. Buổi sáng, cháu chỉ ăn cơm nguội với ruốc, muối vừng, trong suốt 12 năm học”, bà Nhẫn nói.
Trong gia đình, anh trai Thắng cũng là cựu sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), đang làm việc trong ngành Công nghệ.
Nói về em trai, người anh tự hào: "Thắng trầm tính, ít nói chuyện với người lạ. Tuy nhiên, khi thân thiết, em rất hòa đồng. Biết Thắng thích ngành công nghệ, với kinh nghiệm của mình, tôi định hướng em thi vào Đại học Quốc gia Hà Nội”.
Trong tương lai, Bùi Mạnh Thắng mơ ước trở thành chuyên gia công nghệ giỏi.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?