“Giáo dục ở ta chỉ nặng về lý thuyết, ít thực hành, vì thế mới có chuyện thủ khoa đi làm thợ mộc, kỹ sư chạy xe ôm, cử nhân đi bán hàng nước…”.
![]() |
Thủ khoa làm thợ mộc, kỹ sư chạy xe ôm: Tại nặng lý thuyết, ít thực hành (Ảnh minh họa) |
“Giáo dục ở ta chỉ nặng về lý thuyết, ít thực hành, vì thế mới có chuyện thủ khoa đi làm thợ mộc, kỹ sư chạy xe ôm, cử nhân đi bán hàng nước…”- đại biểu Quốc hội (QH) Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) đã nêu lên thực trạng đau xót đối với lao động ở nước ta tại phiên thảo luận của QH tại hội trường về tình hình kinh tế- xã hội 2014- 2015 trong sáng nay, 30/10.
Theo ĐB Nguyễn Phi Thường, trong thời gian qua chúng ta chủ yếu tăng trưởng kinh tế dựa vào vốn và lao động, trong đó vốn đang rất khó khăn do nợ công tăng cao, khó đi vay nợ mới. Còn lao động, chúng ta đang ở thời kỳ dân số vàng, điều đó có nghĩa là nước ta đang chuyển sang già hóa dân số, nên nguồn lao động không thể tăng thêm.
ĐB Nguyễn Phi Thường cũng cho rằng, vấn đề tăng năng suất lao động là rất cần thiết. Bởi năng suất lao động của chúng ta thật sự đáng lo ngại khi có tới 50% lao động chưa qua đào tạo, dẫn đến năng suất lao động thấp chỉ bằng 1/15 Singapore, 1/5 so với Malaysia... Vì vậy, tới đây khi Cộng đồng chung ASEAN được hình thành, lợi thế về lao động giá rẻ của chúng ta không còn phải là lợi thế nữa và đã đến lúc cần nhìn nhận lại để tái cơ cấu lao động, từ đó thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Về giáo dục- đào tạo, ĐB Thường cho rằng, giáo dục của chúng ta còn nặng về lý thuyết, ít thực hành. Thế mới có tình trạng thủ khoa đi làm thợ mộc, kỹ sư đi làm xe ôm, cử nhân đi bán hàng nước, đi làm giúp việc. Đây cũng là lý do mà theo ĐB Thường, hiện mỗi năm nước ta có tới vài chục nghìn sinh viên ra trường mà không kiếm được việc làm, dẫn tới lãng phí nguồn lực của xã hội và nhân dân.
“Đã đến lúc chúng ta phải xem con người chính là nguồn tài nguyên quý giá nhất, bởi như ở Nhật Bản, học sinh khi còn học ở nhà trường đều được giáo dục, đất nước Nhật không có tài nguyên thiên nhiên gì, mà chỉ có tài nguyên con người là lớn nhất, vì thế họ mới có sự sáng tạo, để tăng hiệu quả làm việc”- ĐB Thường chia sẻ.
Ngoài ra, theo nhận định của ĐB Thường, tình hình xã hội nước ta đang rất đáng báo động với tình trạng “bần hàn sinh đạo tặc”, các vụ án giết người ngày càng tăng, nhiều vấn đề xã hội khác ngày càng nhức nhối. Trong bối cảnh như thế, thì cỗ xe kinh tế của chúng ta lại có biểu hiện hụt hơi và hết lực để tăng trưởng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
Ở Việt Nam có 3 nghề hái ra tiền dành riêng cho nhóm tính cách hiếm, kiếm 70 triệu đồng/tháng không khó
-
Ba đại học hàng đầu Việt Nam bắt tay hợp tác, sinh viên có thể nhận văn bằng của cả ba trường
-
Những cách nạp tiền điện thoại nhanh nhất hiện nay
-
Hướng dẫn tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 do Bộ Công an ban hành




-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'
-
Quang Linh Vlogs giàu cỡ nào trước khi bị bắt?
-
Tỉnh nào sở hữu mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất Việt Nam?
-
Các trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố năm 2025