Các kỳ thi tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) truyền thống lâu nay vẫn thi tại các trường mà thí sinh đăng ký nguyện vọng 1.
Thi Quốc gia 2015 ở đâu? |
Nhưng khi tổ chức kỳ thi Quốc gia (bắt đầu từ 2015) với cả hai mục đích là xét tốt nghiệp và phân loại thí sinh để xét vào ĐH, CĐ… thì chuyện thi ở đâu đang là vấn đề khó giải quyết.
Nếu thi tại chính các trường mà các em đang học thì có bảo đảm sự trung thực? Nên giải pháp trước mắt là đưa các giảng viên của các trường ĐH, CĐ về các địa phương để coi thi; thậm chí có thể tính đến biện pháp kỹ thuật là lắp camera ở các phòng thi. Tuy nhiên, tại các trường ở vùng sâu, vùng xa thì vấn đề kiểm soát thi cử không hề đơn giản. Ngay cả khi lắp camera thì người ta vẫn có cách để "trợ giúp" cho các thí sinh, vì cán bộ của các trường ĐH, CĐ không thể "phủ" hết tất cả phòng thi.
Nếu thi tại các cụm trường thì việc kiểm soát thi cử sẽ dễ dàng hơn nhưng lại bắt các thí sinh phải di chuyển. Mặt khác, sẽ tạo sức ép lên các khu vực không có nhiều trường ĐH, CĐ và THPT để chứa đủ các phòng thi. Ví dụ, khu vực thi dành cho các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh chắc chắn sẽ rất đông thí sinh tham dự. Nhưng liệu TP Vinh của Nghệ An có đủ "sức chứa" cho đông đảo các thí sinh như vậy, cũng như các cơ sở hạ tầng khác như nhà nghỉ, phòng trọ… có bảo đảm số lượng và chất lượng? (ở đây, vẫn có nhiều huyện cách xa trung tâm thành phố, nên chắc chắn thí sinh phải nghỉ qua đêm).
Nếu thi tại chính các trường ĐH, CĐ mà thí sinh đăng ký như cách làm hiện nay thì sẽ tăng chi phí đi lại, ăn ở. Nhưng nó lại được xã hội và các trường đánh giá là phương án bảo đảm sự trung thực cao nhất, vì các trường sẽ coi thi nghiêm túc nhằm chọn được các thí sinh xứng đáng. Khi chúng ta bớt một kỳ thi tốt nghiệp THPT thì Chính phủ đã bớt đi một khoản chi cho giáo dục. Nên nếu chúng ta dùng phần ngân sách đó để hỗ trợ đi lại cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, thì những gánh nặng kinh tế cho chuyện thi cử sẽ bớt đi rất nhiều. Thực tế có thể thấy, ngân sách có thể chi cho nhiều cán bộ đi nước ngoài "học hỏi kinh nghiệm" thì tại sao lại không thể chi hỗ trợ các gia đình khó khăn để đi thi?
Rõ ràng, chuyện thi ở đâu đang cần sự góp ý, vào cuộc của toàn xã hội, chứ không chỉ ngành giáo dục lên tiếng và tự quyết định. Chưa kể là "trận đánh lớn" nào cũng cần "tập dượt" và thậm chí là "tổng diễn tập" trên phạm vi toàn quốc, để tránh các lỗi lầm có thể xảy ra.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%