Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định như vậy khi làm việc với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo về phương án tổ chức thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học năm 2015.
Tổ chức một kỳ thi quốc gia ngay từ năm 2015 |
Phó thủ tướng đã chỉ đạo, ngay từ năm 2015 sẽ chỉ còn một kỳ thi để phục vụ cả mục tiêu xét tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm cơ sở giúp các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) tuyển sinh.
Trước đây, tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2013-2014 do Bộ GD-ĐT, ngày 13/2/2014, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng yêu cầu ngành này xem xét phương án tổ chức một kỳ thi quốc gia chung để đánh giá việc tốt nghiệp THPT và tuyển lựa các thí sinh đủ năng lực vào bậc học ĐH, CĐ. Trong phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, ngày 11/6, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã chia sẻ Bộ GD-ĐT đang trao đổi, tính toán, sau đó tham khảo ý kiến rộng rãi của xã hội, trên cơ sở chuẩn bị chu đáo, kỹ càng để đưa ra phương án về một kỳ thi quốc gia chung được đông đảo xã hội chấp nhận. Tiến tới một kỳ thi chung, Bộ GD-ĐT đề xuất thi 8 môn trong 4 ngày.
Thí sinh bắt buộc phải thi 4 môn, trong đó 2 môn bắt buộc 2 môn tự chọn. Ngoài ra, thí sinh nào có nguyện vọng thi thêm môn nào nữa thì có thể đăng ký thi thêm để phù hợp với nhu cầu được xét tuyển ĐH.
Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu sâu thêm phương án tổng hợp tiến tới dần tích hợp các môn thi tránh tình trạng học lệch, đồng thời vẫn phát hiện được năng khiếu sở trường của từng học sinh làm cơ sở cho việc tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ. Được biết, trong một số buổi làm việc của Phó thủ tướng với Bộ GD-ĐT và các chuyên gia về giáo dục, phương án 4 bài thi gồm: Toán, Tin học; Ngữ văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân; Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ, Ngoại ngữ đã được đề cập.
Việc bỏ bớt một kỳ thi tốn kém và tích hợp các môn thi để tránh tình trạng học lệch ngay từ phổ thông được đa số dư luận trông đợi. Chắc chắn, tổ chức một kỳ thi chung với 4 bài thi bắt buộc như nhau khó có thể tránh khỏi những khó khăn, bất cập nhất định trong tổ chức thực hiện nhưng đây là hướng đi, là giải pháp phù hợp.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%