Phong tục của người Việt Nam từ bao đời nay vẫn là “Thuyền theo lái, gái theo chồng”, nên chuyện các nàng dâu phải về quê chồng ăn Tết là bình thường. Tuy nhiên, tâm sự của các nàng dâu cho thấy, có hàng trăm lý do để họ sợ về quê chồng vào dịp Tết.
|
Điên tiết vì chồng… gia trưởng
Một trong những điều khiến các bà vợ sợ nhất, hoặc thậm chí ghét nhất khi phải về quê chồng ăn Tết, đó là vì các ông chồng có tính gia trưởng.
Bình thường, tính gia trưởng đã rất khó chịu, nhưng dù sao thì cuộc sống ở thành phố có lẽ cũng làm tính cách này có phần nào giảm bớt. Tuy nhiên, mỗi khi về quê thì tính gia trưởng của các ông chồng dường như có dịp bùng phát trở lại, mạnh hơn bao giờ hết.
Chị Hoài tâm sự, chồng chị quê Nghệ An, vốn tính rất gia trưởng. Chị đã phải tìm đủ mọi biện pháp từ nặng đến nhẹ, từ ngọt đến nhạt, từ nghệ thuật đến thẳng thắn… nên tính gia trưởng của anh cũng được cải thiện đôi chút. Tuy nhiên, chỉ cần bước chân về đến quê là anh trở lại con người thật của mình, gia trưởng đến mức không chịu nổi.
10 năm lấy chồng là 10 cái Tết chị phải thui thủi một mình trong bếp, hết nấu nướng lại dọn dẹp, rửa bát đũa. “Mình lấy chồng đã gần 10 năm, năm nào cũng phải về quê chồng ăn tết mà chưa năm nào mình cảm thấy có cái tết vui vẻ. Toàn người lạ mình chẳng thấy có gì vui đã đành. Nhà chồng mình toàn khách khứa, suốt ngày nấu nướng đầu tắt mặt tối, còn phải phục vụ 2 đứa con nhỏ, mà chồng mình cứ đưa vợ con về nhà là mặc kệ muốn làm gì thì làm, còn mình chỉ ăn và chơi, rượu chè say lướt khướt. Mình chưa thấy có lúc nào khổ như tết đến” - chị Hoài than thở.
Cùng cảnh có chồng gia trưởng như chị Hoài, một chị tâm sự trên diễn đàn: “Ông chồng em sống vô trách nhiệm lắm. Em mới lấy chồng mới có 2 năm mà cả 2 năm em đều không về ngoại ăn Tết, nếu có về thì toàn mùng 4 mới về, thế thì còn gì là tết nữa chứ. Năm nay em vừa sinh con, em lấy chồng xa nên chồng em bảo luôn là không về ngoại ăn Tết nữa. Em nghe xong mà điên hết cả tiết. Tết nhất nhà anh ấy á, không phải cảnh sum họp ấm cúng nấu nướng đâu. Toàn mình è cổ ra nấu nướng rồi dọn dẹp thôi. Em bực lắm”.
Trong khi đó một chị khác thì kể lể: “Tớ cũng mệt mỏi với chuyện về nhà chồng Tết lắm. Tết nhất đãng lẽ phải được chồng đưa đi chơi, mua này sắm nọ, rồi mấy bố con ở nhà cùng mẹ nấu nướng dọn dẹp. Đằng này ông chồng cứ bắt về quê, chưa kịp về thì mấy bà chị dâu đã í éo điện thoại bảo là lười với trốn việc, khiếp. Mấy bà ý cứ nấu nướng bày biện ra cái sân, chỗ này mỡ, chỗ này xoong nồi chảo, rác rau cỏ... mình đi theo dọn cũng mệt, con thì bé cứ nằm một mình u ơ mà chả ai chơi cùng, chồng thì chén trà chén rượu, ăn thì chả ăn được, toàn món khó nuốt. Rửa thì... dọn xong lại còn chê chứ, cay lắm, mà dọn thì có ai biết đấy là đâu đâu”.
“Nhà bố mẹ chồng mình ở với vợ chồng chị gái chồng, nhà buôn bán nên đến tối 30 còn chưa nghỉ. Không ai giúp mình việc gì hết, cứ mình về đến nhà là giao hết cho mình, coi như tết về phận con dâu là phải phục vụ, nấu không ngon là bị chê ngay. Khi ăn xong mình phải pha nước, hoa quả mời mọi người sau đó đi rửa bát. Mọi người ăn hoa quả xong vứt bừa bãi để mình tự dọn mà cũng chẳng bao giờ biết để phần mình hết, Những thứ mình mua về thì toàn chê nọ chê kia, rồi thì mặt nặng mày nhẹ ra điều chê ít...” - một thành viên chua chát kể.
Ảnh minh hoạ
Tủi thân cũng vì chồng… gia trưởng
Một mình nơi quê chồng những ngày Tết, nghĩ đến mẹ đẻ mình mang nặng đẻ đau, nâng niu chiều chuộng rồi đến ngày Tết cũng lại thui thủi thân già, trong khi đó, con gái thì è cổ phục vụ bố mẹ chồng mà nhiều chị đã rơi nước mắt.
“Nhà em chỉ có hai chị em gái và đều lấy chồng rồi đi làm ăn xa, rất thiệt thòi cho bố mẹ. Đã thế, cứ Tết đến, cả chị lẫn em lại phải về quê chồng ăn Tết, thế là nhà chỉ có hai bố mẹ thui thủi với nhau. Có năm, em đánh bạo xin phép chồng là cho em về ở với mẹ em một đêm giao thừa, rồi mồng một lại về nhà chồng ngay. Nhưng chồng em vừa nghe thấy đã trợn mắt lên quát: Làm gì có cái loại đàn bà đã đi lấy chồng lại đòi về nhà mẹ đẻ ngủ đêm 30 Tết? Thế là em đành lặng im, quay mặt đi mà khóc. Tủi thân lắm chị ạ” - chị Hạnh (Tập thể Nam Đồng - Hà Nội) tâm sự.
Cùng tâm trạng với chị Hạnh, chị Quỳnh (Hải Dương) cho biết, chồng chị có tính rất gia trưởng, chỉ có nhà anh ta mới là quan trọng. Quê chồng chị Quỳnh ở Quảng Bình. Cứ chuẩn bị Tết là anh chồng yêu cầu vợ phải chuẩn bị quà đủ cho từ bố mẹ, anh trai, chị gái, dâu rể, các cháu… không thiếu một ai. Nhưng cứ về đến nhà một cái thì anh ta cùng mẹ cầm quà đi phát, còn vợ thì… vào bếp. Một tuần nghỉ Tết, chị chỉ ngồi ăn cơm với chồng được khoảng đôi ba bữa, còn thì cứ nấu nướng với dọn dẹp. Mà có đi chơi cũng chẳng biết đi với ai, vì anh chồng hết nhậu nhẹt say sưa thì lại thâu đêm bài bạc, mệt ở đâu thì lăn ra nhà ấy mà ngủ luôn. Nhà ở quê thì không kín, gió lùa rét thấu xương mà chăn thì ít, đêm nằm ro ro một mình nghĩ tủi thân cũng không dám khóc vì rông cả năm. Lúc ấy lại thấy thương mẹ mình, có ông con rể gia trưởng nên mới thiệt thòi thế.
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?