“Yêu cầu chung của chương trình SGK sắp tới là phát triển phẩm chất, năng lực của người học, chứ không dừng ở truyền thụ kiến thức.
![]() |
|
Đặc biệt, ở bậc THPT sẽ giảm số môn học”.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định với báo chí chiều ngày 22/4 về vấn đề chương trình, sách giáo khoa.
Ông Hiển cho biết, Bộ GD-ĐT đang xây dựng đề án về phát triển đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất phù hợp khi triển khai chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới.
Theo ông Hiển, nội dung tổng thể của chương trình và SGK yêu cầu chung của chương trình lần này là phát triển phẩm chất, năng lực của người học, chứ không dừng ở truyền thụ kiến thức. Đặc biệt, ở bậc THPT sẽ giảm số môn học.
Thứ Trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, sắp giảm số môn học ở bậc THPT.
Chương trình SGK sẽ được phân làm hai giai đoạn, giai đoạn giáo dục phổ thông gồm bậc tiểu học và THCS.
Giai đoạn hai là giai đoạn định hướng nghề nghiệp là bận THPT. Các môn học trong giai đoạn này sẽ thực hiện dạy học phân hóa, cung cấp kiến thức nâng cao và kiến thức về các nhóm ngành nghề của xã hội. Chương trình thiết kế mở với những môn học bắt buộc và môn học tự chọn tùy theo nhu cầu nghề nghiệp của học sinh.
Việc dạy và học chú trọng đến hoạt động trải nghiệm, tự khám phá tri thức của học sinh. Các hình thức, phương pháp dạy học sẽ được tổ chức rất đa dạng.
Chương trình tiểu học sẽ thiết kế học hai buổi một ngày, còn bậc THCS và THPT dạy học một buổi một ngày. Ngoài ra, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ được hoàn thiện để đưa ra thảo luận, xin ý kiến rộng rãi toàn xã hội.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, năm học 2018-2019 sẽ đưa ba bộ SGK mới vào giảng dạy.
Bộ GD-ĐT cũng huy động đội ngũ giáo viên, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục ở các trường phổ thông, trường đại học, viện nghiên cứu... tham gia thiết kế xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Ông Hiển cho biết, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo 7 trường ĐH sư phạm trọng điểm tham gia đóng góp xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, chủ động tham gia nghiên cứu, đổi mới công tác đào tạo, đào tạo lại giáo viên một cách toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình và SGK mới.
Ông Nguyễn Văn Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục THPT, Bộ GD-ĐT, cho biết quy trình xây dựng chương trình và SGK lần này đã tách bạch rất rõ ràng giữa làm chương trình và làm SGK.
Lần này, sẽ có một tổng chủ biên toàn bộ chương trình và chủ biên từng môn học.
Theo ông Ninh, làm chương trình phải được thực hiện trước sau đó căn cứ và chương trình mới biên soạn các chương trình môn học. Như vậy, sẽ đảm bảo tính thống nhất giữa các chương trình môn học giữa các lớp học, cấp học và môn học.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!


-
Hướng dẫn tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 do Bộ Công an ban hành
-
Tỷ phú Bill Gates tiên đoán tương lai: 3 ngành học này sẽ 'hot' kiếm về tiền tỷ, ra trường nhận lương 8 con số
-
5 nhóm đối tượng nào được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập tại Hà Nội năm 2025?
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025




-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Tỉnh được coi là 'thủ phủ công nghiệp miền Bắc' có GRDP tăng trưởng cao nhất Việt Nam quý 1/2025
-
Nếu không muốn mất sạch tiền trong tài khoản thì đừng bao giờ tìm kiếm cụm từ này trên Google
-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?
-
Xã, phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào?
-
Cát-xê của Hòa Minzy tăng gấp đôi sau cơn sốt 'Bắc Bling': Hiện tại là bao nhiêu?
-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025