Dự kiến, sau năm 2015, hệ thống chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) sẽ giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học tự chọn.
Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 được các giảng viên, chuyên gia và nhà quản lí cao cấp VN và Đan Mạch đưa ra “mổ xẻ” trong 3 ngày (10-12/12) |
GS.TS Đinh Quang Báo cho biết, cấu trúc chương trình phổ thông vẫn sẽ là 12 năm nhưng chương trình có trong số cho môn cốt lõi.
Cụ thể, cấp Tiểu học hiện hành có 11 môn học và 3 hoạt động GD, sau năm 2015 có 5 môn học và 4 hoạt động GD;
Cấp THCS hiện hành có 13 môn học và 4 hoạt động GD, sau năm 2015 có 10 môn học và 3 hoạt động GD;
Cấp THPT: Lớp 10 hiện có 13 môn học và 5 hoạt động GD, sau năm 2015 có 11 môn học với 2 hoặc 3 chủ đề tự chọn và 3 hoạt động GD; lớp 11 và lớp 12 hiện hành có 13 môn học với 5 hoạt động GD, sau năm 2015 còn 4 môn học (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ) và 3 môn học tự chọn bắt buộc, 3 hoạt động GD.
Điểm mới nữa được ban soạn thảo đưa ra là phương án thay đổi toàn diện cách kiểm tra đánh giá. Theo đó, thang đo đánh giá năng lực không quy về một nội dung đã học mà được quy chuẩn theo mức độ phát triển năng lực người học. Việc đánh giá năng lực tập trung vào sự tiến bộ của người học hơn là mục tiêu đánh giá để xếp hạng giữa các người học với nhau.
Sau năm 2015, dự kiến kỳ thi tuyển sinh đầu vào THCS, THPT sẽ giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các trường. Bộ GD-ĐT sẽ giao việc tổ chức và xử lý kết quả thi tốt nghiệp THPT cho các sở GD-ĐT, bộ chỉ giữ nhiệm vụ quản lý vĩ mô là ban hành quy chế thi, phôi bằng và xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập. Kết quả xếp loại bằng tốt nghiệp được xét trên cơ sở kết quả đánh giá cả quá trình học và kết quả thi. Để có cơ sở so sánh, đối chiếu sự tăng trưởng chất lượng theo thời gian, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tổ chức đánh giá định kỳ quốc gia ở lớp cuối mỗi cấp học với các lớp 5, 9, 12.
GS Báo khẳng định, việc giảm một số môn không phải là giảm tải, cắt giảm chương trình đơn thuần mà giảm là để tích hợp tốt hơn. Học sinh thu nạp được lượng tri thức rộng hơn, sâu hơn, nhiều hơn.
"Về nguyên tắc học gì thi nấy. Chọn môn nào phải tính toán thể hiện được kiến thức tích hợp. Không thể làm/dạy theo kiểu đơn tuyến như hiện nay tức mà phải để học sinh vận dụng tất cả những kiến thức ấy" - GS nói.
Đề án đổi mới lần này hướng vào dạy học sinh năng lực. Để triển khai vấn đề chất lượng giáo viên là quan trọng nhất. Hiện đội ngũ của chúng ta còn lúng túng khi dạy theo năng lực. Nhưng có thể họ cũng chỉ là nạn nhân của cách đánh giá hiện nay. Đánh giá tập trung vào khối lượng kiến thức, chú trọng thành tích thì cách dạy/học khác.
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%