Quỹ ASEAN và Microsoft mở rộng quan hệ đối tác
Thứ tư, 19/09/2012 09:12

Hôm nay, quỹ ASEAN (the ASEAN Foundation) thông báo sẽ thực hiện một chương trình đào tạo CNTT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), trị giá 300.000 đô la Mỹ.

Chương trình đào tạo được tài trợ bởi tập đoàn Microsoft

Chương trình đào tạo được tài trợ bởi tập đoàn Microsoft

Đối tượng của chương trình là các doanh nhân trẻ, tầm tuổi từ 16-25. Chương trình sẽ hướng tới  mục tiêu áp dụng được các sản phẩm và ứng dụng mới nhất của ngành CNTT để doanh nhân trẻ  phát triển được doanh nghiệp của họ. Trong 24 tháng tới, dự kiến dự án thí điểm sẽ hỗ trợ được cho hơn 20.000 thanh niên, sinh viên, phụ nữ thuộc gần 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ của In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

"Chương trình đào tạo CNTT cho khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ giúp doanh nghiệp tăng trưởng và gia tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng tầm cỡ tại In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam, mà thành công của chương trình sẽ giúp chương trình được phổ cập rộng khắp tại các nước trong khu vực ASEAN. Thông qua sự hợp tác lâu dài của Quỹ ASEAN với Microsoft, chúng tôi sẵn sàng để hỗ trợ người dân trong khu vực tiếp cận các cơ hội lớn hơn nhờ tiếp cận CNTT", Tiến sĩ Makarim Wibisono, Giám đốc điều hành quỹ ASEAN nhận xét

Bà Tracey Fellows, Chủ tịch Microsoft Châu Á Thái Bình Dương, nhấn mạnh, "Microsoft rất hào hứng khởi động dự án đầu tiên trong khu vực với tầm ảnh hưởng sâu rộng như thế này và đây là một bước tiến thú vị trong mối quan hệ đối tác lâu dài giữa Microsoft với Quỹ ASEAN. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là huyết mạch của đa số các quốc gia trong khu vực ASEAN, thông qua quan hệ đối tác này, Microsoft mong muốn giúp thế hệ trẻ có thể khởi nghiệp và tạo ra những cơ hội riêng cho họ. Quỹ hỗ trợ này thể hiện niềm tin sâu sắc của Microsoft vào sức mạnh công nghệ, nhờ đó có thể biến đổi cuộc sống, giúp  xã hội và kinh tế của mỗi quốc gia phát triển"

Sự ra đời của chương trình là cột mốc quan trọng trong việc giải quyết tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng trong giới trẻ. Theo bài báo với tiêu đề "Tầm nhìn lao động toàn cầu: Triển vọng thị trường lao động cho thanh niên", phát hành hồi đầu tháng Chín của Tổ chức Lao động quốc tế thì tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở Đông Nam Á & Thái Bình Dương được dự báo sẽ tăng từ 13,1% trong năm 2012 tới 14,2% vào năm 2017.

Chương trình mới sẽ cho thấy sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức phi chính phủ (NGO), học viện và các tổ chức từ khu vực công và tư nhân, nhằm giúp các doanh nhân trẻ phát hiện toàn bộ tiềm năng thông qua các hoạt động sau:

• Phát triển và cung cấp các chương trình giảng dạy CNTT phù hợp với nhu cầu cơ bản nhất của một doanh nhân, giúp họ họ có thể sử dụng công nghệ hiệu quả nhất để duy trì và phát triển kinh doanh của mình.

• Đưa ra loạt “Đào tạo giảng viên” nhằm giúp cộng đồng mở rộng phạm vi của chương trình đào tạo này trong khu vực.

• Lựa chọn một doanh nhân cho chương trình ươm mầm hoạt động kinh doanh điện tử E-Business, người này sẽ là người dìu dắt và giúp đỡ các thành viên khác vì đã thực hiện thành công các công cụ tiếp thị công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của họ.

Chương trình sẽ được thực hiện tại các quốc gia sau:

• In-đô-nê-xi-a: Tây Sumatera, Tây Java (Bandung Area), Nam Sulawesi, West Nusa Tenggara

Đối tác tổ chức: Làng trẻ em SOS In-đô-nê-xi-a

• Thái Lan: Bangkok, Chiang Mai

Các Đối tác tổ chức: Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Thông tin và Phát triển Tri thức (CCDKM) và Đại học Mở Sukhothai Thammathirat

• Philippines: Metro Manila

Đối tác tổ chức: Go Negosyo

• Việt Nam: Hà Nội

Đối tác tổ chức: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Dự án công bố đã mở rộng thêm mối quan hệ đối tác của Quỹ ASEAN với Microsoft, vốn đã khăng khít từ năm 2005, khi phát triển chương trình giảng dạy CNTT cho nông dân và đã đào tạo CNTT được cho hơn 50.000 người dân In-đô-nê-xi-a.

Quỹ ASEAN:

Thành lập tháng 12 năm 1997, bởi các lãnh đạo ASEA, trong Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm 30 năm thành lập ASEAN- nhằm mang lại sự chia sẻ thịnh vượng và tương lai một bền vững cho tất cả 10 nước thành viên ASEAN: Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan và Việt Nam. Để đạt được mục tiêu, Quỹ ASEAN duy trì hai mục tiêu bắt buộc được phản ánh trong biên bản ghi nhớ:

• Thúc đẩy nhận thức của ASEAN rõ rệt hơn, và tương tác lớn hơn giữa người dân ASEAN cũng như mở rộng sự tham gia của họ trong các hoạt động của ASEAN, thông qua phát triển nguồn nhân lực giúp họ nhận ra đầy đủ tiềm năng và đóng góp khả năng vào sự tiến bộ của các quốc gia thành viên ASEAN

• Quỹ cũng nỗ lực để đóng góp vào sự phát triển của chiến lược hợp tác phát triển nhằm thúc đẩy hỗ trợ lẫn nhau, phát triển kinh tế công bằng và xóa đói giảm nghèo..

Hoàng Tâm
Tag: Microsoft , Quỹ ASEAN , ASEAN Foundation , Công nghệ thông tin , Sản phẩm công nghệ , SMEs