Nếu ai đó vô tình hoặc cố ý đi xét nghiệm, rồi biết kết quả mình dương tính với HIV thì lúc này giống như đã đặt một chân vào "cánh cửa tử".
|
Lấy mẫu máu từ các bệnh nhân
Nghìn lẻ một chuyện đời bất hạnh
Có mặt tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội một ngày mùa đông lạnh lẽo, tôi được chứng kiến nhiều bệnh nhân tới xét nghiệm HIV.
Người thì bịt khẩu trang, quàng khăn kín mặt, người thì cúi gằm mặt để che giấu những ánh mắt tò mò của mọi người đi qua.
Khi cuối giờ trưa, số bệnh nhân đã vãn, ThS.BS Phạm Bá Hiền, trưởng khoa Truyền nhiễm ngồi kể cho chúng tôi những câu chuyện đầy ngậm ngùi: Cách đây vài năm, có một cô gái 25 tuổi, là cán bộ của một cơ quan nhà nước, cô tới đây khám bệnh với lý do sốt, ho và bác sĩ kết luận cô bị lao và điều trị tại khoa lao.
Tuy nhiên, bác sĩ nghi ngờ điều gì đó đã bảo cô tới làm xét nghiệm. 1 tuần sau chúng tôi gọi cô tới phòng và thông báo cô bị nhiễm HIV. Cô mở tròn mắt nhìn tôi, ngạc nhiên và như không tin nổi vào tai mình. Lặng lẽ, giọt nước mắt cô rơi lã chã. Cô khóc và ôm bờ vai tôi như một người anh thân thiết rồi thốt ra những lời từ đáy lòng:
"Em vẫn chưa lập gia đình mà, sao ông trời lại bắt em như vậy". Tôi vỗ vào vai cô và bảo bình tĩnh, bởi nó cũng chỉ là căn bệnh truyền nhiễm như nhiều bệnh khác và vẫn có thuốc điều trị nâng cao sức khoẻ, kéo dài sự sống...
Nói chuyện với cô, rồi cô mở lòng kể ra nguyên nhân chính là thời sinh viên cô có yêu một anh trường khác và cũng từng quan hệ với nhau. Cô là một người luôn cố gắng trong công việc, là cán bộ đoàn, hoài bão bao nhiêu thì anh ngược lại, chính vì thế hai người chia tay nhau.
Ra trường, cô phấn đấu có một vị trí tốt trong cơ quan nhà nước, nhiều người đến với cô, nhưng có lẽ duyên chưa tới. Thế mà giờ nghe tin như sét đánh ngang tai...
Câu chuyện thứ hai lại đến từ một bác trung tuổi, bác hiện là công nhân của công ty vệ sinh môi trường.
Các ống nghiệm ghi rõ thông tin từng bệnh nhân
Vợ chồng bác từ quê lên phố lập nghiệp, không được ăn học nhiều. Đồng lương ít ỏi, nhưng vợ chồng bác tằn tiện cố nuôi 2 con đang học đại học, cho hơn bố mẹ ngày xưa. Bản thân bác không biết vì sao mình bị nhiễm HIV, bởi bác chưa bao giờ quan hệ tình dục ngoài luồng, hay truyền máu...
Nhưng chúng tôi nghĩ, có thể do bắc thu gom rác, vô tình chiếc kim tiêm đã sử dụng chọc vào tay khiến mang họa...
Bác sĩ nam, được bệnh nhân nam... hôn
Máu được đưa vào các ống nghiệm đã chú thích rõ thông tin cá nhân của người bệnh
Mỗi tháng Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội xét nghiệm HIV cho khoảng 200 - 300 bệnh nhân, trong đó có khoảng 40 - 60 người nhiễm mới.
BS Trương Minh Huy, trưởng khoa Vi sinh chia sẻ về quy trình xét nghiệm, mỗi bệnh nhân xét nghiệm sẽ lấy từ 3 - 5cc máu. Kỹ thuật viên tiếp nhận mẫu máu và sẽ làm xét nghiệm từ đầu đến khi đọc kết quả để tránh nhầm lẫn.
Nếu xét nghiệm máu âm tính, bệnh nhân sẽ có kết quả trong ngày. Nếu nghi ngờ dương tính, mẫu máu sẽ gửi tới Trung tâm Phòng chống HIV Hà Nội để kiểm định lại và 1 tuần sau sẽ có kết quả.
Trong khi xét nghiệm, thường phải tuân thủ 7 bước như pha loãng huyết thanh bằng dung dịch; Cho huyết thanh của bệnh nhân đó vào giếng phản ứng; Hòa trộn huyết thanh theo tỷ lệ hòa loãng nhất định; Nhỏ các chất phản ứng; Lắc trộn phản ứng; Cho nhiệt độ trong phòng để phản ứng xảy ra; Đọc phản ứng, tức là kết quả.
Nếu là âm tính nó sẽ là một đường tròn hồng to ở giữa, còn nếu từ nghi ngờ đến kết luận dương tính thì vòng tròn đó loãng ra, không nhạt hơn, không co ở giữa.
Trong những bước này, thì khi đọc phản ứng (đọc kết quả) phải thận trọng nhất, người kỹ thuật viên phải bình tĩnh, nếu một chút sai lầm sẽ làm tuyệt vọng và có thể hại cả đời một người.
Là người trong nghề làm xét nghiệm mấy chục năm, nhưng BS Trương Minh Huy vẫn thấy nao nao buồn khi nhìn thấy những mẫu máu xét nghiệm dương tính, bởi họ đã đặt 1 chân vào cánh cửa tử.
Anh còn nhớ như in có lần khi anh thông báo kết quả, một bệnh nhân nhìn rất trí thức, ăn mặc chỉnh tề, một hai điều cũng vâng - dạ, thế mà khi nói anh có dương tính với HIV, anh ta đã "nhẩy bổ" vào người, giằng xé chiếc áo, như định giết anh Huy và hét:
Chắc anh xét nghiệm sai rồi. Tôi làm sao bị HIV. Những lúc này, người thầy thuốc lại phải bình tĩnh, trấn an, vỗ về bệnh nhân, mời họ ngồi xuống, rót nước uống để họ giải nhiệt...
"Nhưng cũng có những lần rất vui", đôi mắt BS Trương Minh Huy sáng lên khi kể tới đây: Một bệnh nhân nam khi tới bệnh viện thì vẻ mặt rất u sầu, thất vọng.
Nhưng buổi chiều hôm đó, tôi thông báo chúc mừng anh âm tính với HIV. Anh ta mồm chữ O, mắt chữ A, rồi ôm hôn tôi chặt. Sau vài giây, anh bỏ tôi ra, nhưng vẫn giữ tay và lắc tôi như một con lật đật, miệng liên mồm nói cảm ơn bác sĩ...
Biết cái bệnh nhân muốn!
Bác sĩ tiến hành phân tích mẫu máu của các bệnh nhân
Phụ trách phòng khám HIV, anh Hiền thường xuyên phải tư vấn cho bệnh nhân, nên hiểu rất rõ điều mà một bác sĩ nên nói và một người bệnh muốn nghe. Anh chia sẻ, tâm lý bệnh nhân nhận kết quả thì chẳng ai giống ai.
Người thì vui mừng hơn bắt được vàng khi biết mình âm tính, người thì đất trời như sụp đổ, nhìn vốn hiền lành bỗng trở nên hung dữ, người thì lại câm lặng, chẳng nói câu nào... Lúc này, bác sĩ tư vấn là người mà họ có thể tin cậy, chia sẻ nhất.
Vì vậy, tùy vào thái độ, biểu hiện của bệnh nhân, mà bác sĩ tư vấn theo chiều hướng nào.
Nếu bệnh nhân sốc, phản ứng mạnh với kết quả, muốn gào thét, thì bác sĩ tư vấn phải tìm cách "làm mát" nhanh nhất, như ôm lấy họ, rót nước cho họ, khuyên đây là bệnh truyền nhiễm mà ai cũng có thể mắc, rồi kể những tấm gương nhiễm HIV mà người ta quyết tâm điều trị nên có kết quả tốt cho sức khoẻ...
Nếu người câm lặng, trầm tư, không muốn nói, thì bác sĩ hãy nắm lấy tay họ, an ủi, để họ kể những nguyên nhân, khúc mắc.
Sau khi trấn tĩnh cho bệnh nhân xong, điều mà bệnh nhân muốn nghe và hay hỏi nhất là tôi bị giai đoạn nào, có thuốc nào tốt nhất để điều trị và họ muốn giữ bí mật thông tin này.
Lúc này, mình phải tư vấn các trung tâm khám và điều trị tự nguyện trên địa bàn mà bệnh nhân đó ở hoặc công tác. Nếu bệnh nhân giai đoạn đầu thì không cần dùng thuốc, mà chỉ cần thăm khám theo định kỳ hoặc khi có sự cố về bệnh tật.
Sử dụng thuốc nào hiệu quả thì bệnh nhân cần được khám, bác sĩ sẽ kê phác đồ điều trị riêng và phải tuân thủ điều trị thì sẽ có cuộc sống chất lượng. Nếu bệnh nhân không muốn ra các trung tâm tự nguyện và có điều kiện thì có thể kê đơn theo chỉ định của bác sĩ...
Nói chung, tất cả chẳng ai dạy ai mà người bác sĩ cần có một tấm lòng, một sự cảm thông và để cho bệnh nhân thấy tin tưởng, mà hợp tác.
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?