Những thói quen 'chết người' khi sử dụng điện thoại di động
Thứ ba, 15/12/2015 11:19

Điện thoại di động ngày càng phổ biến và tiện dụng nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm đối với sức khỏe và mạng sống của bạn nếu không sử dụng đúng cách.

Smartphone đang ngày càng phổ biến và trở thành quan trọng hơn trong cuộc sống của con người. Đâu đâu cũng thấy smartphone: người già, trẻ nhỏ, công chức, sinh viên,... Hầu như ở các đô thị, smartphone là “điều kiện cần và đủ” để gia nhập vào cuộc sống tấp nập, hối hả nơi đây.

Sạc điện thoại qua đêm

Vấn đề này e rằng bất cứ ai dùng smartphone đều mắc phải, đặc biệt là nếu bạn sử dụng những smartphone mạnh mẽ, cao cấp với hiệu năng xử lý mạnh.

Với công nghệ chip xử lý “tiến hóa” quá nhanh, vượt xa công nghệ làm pin, thời lượng pin của smartphone ngày nay thường chỉ loanh quanh trong 1 ngày, nếu như sử dụng đầy đủ tính năng. Sau 1 ngày hoạt động miệt mài, đến buổi đêm, điện thoại của chúng ta thường “pip pip” đòi “ăn”. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai lầm thứ nhất này.

Có rất nhiều người cho rằng pin của những thiết bị mới có mạch ngắt nguồn nên không cho dòng điện vào pin khi pin đã đầy. Đó là một suy nghĩ đúng, nhưng không phải chính xác. Việc làm này làm pin nhanh chai do khi bị sạc trong thời gian dài, nhiệt độ pin sẽ cao lên, các điện tử hoạt động nhiều và dần mất “hoạt tính”, lâu dần sẽ làm chai, giảm thời lượng. Nhiệt độ cao cũng dễ làm pin bị phồng rộp.

Thói quen khi sử dụng điện thoại

Điện thoại di động nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ rất nhiều

Tốt nhất, ngay khi về đến nhà, bạn hãy sạc điện thoại, trước khi đi ngủ thì rút sạc. Còn nếu bắt buộc phải sạc qua đêm, hãy đảm bảo tắt máy trước khi sạc. Điều đó sẽ hạn chế phần nào việc tăng nhiệt độ khi sạc pin.

Không nên vừa sạc pin vừa nghe điện thoại hoặc vừa sạc pin vừachơi game

Vì làm như vậy sẽ khiến điện thoại nóng lên nhanh hơn. Điều đó không tốt cho chính điện thoại và sức khỏe của bạn. Ngoài ra, khi đang cắm điện mà lại sử dụng điện thoại nguy cơ cháy nổ rất cao, có thể gây thương tích, thậm chí có thể gây tử vong.

Trên thế giới đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn dẫn đến chết người khi vừa sử dụng điện thoại vừa sạc. Đừng chủ quan.

Lời khuyên: Khi đang sạc thì không sử dụng điện thoại hoặc trang bị bộ sạc ngoài.

Không nên nghe điện thoại dưới trời mưa

Khi đi dưới trời mưa mà nghe điện thoại nước mưa có thể làm hỏng điện thoại hoặc nước mưa ngấm vào mạch có thể gây chập, cháy nổ, đặc biệt khi trời mưa có kèm theo sấm sét và rất có thể điện thoại của bạn sẽ trở thành “cột thu lôi” đó.

Lời khuyên: Để chế độ rung khi đi dưới trời mưa và chỉ nghe điện thoại khi đứng trong nhà.

Cố gắng sử dụng điện thoại khi sắp hết pin

Xin khẳng định với bạn một điều, đây là cách dễ dàng nhất để làm hại đến bộ não của chúng ta bằng điện thoại di động.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi điện thoại chỉ còn 1 vạch (khoảng dưới 20% pin), sóng điện từ phát ra từ điện thoại mạnh hơn gấp 1000 lần so với khi pin đầy. Với cường độ này, chỉ cần gọi trong 10 phút (nếu điện thoại còn chưa hết pin), người dùng sẽ gặp ngay các hiện tượng cấp tính như chóng mặt, buồn nôn, choáng váng.

Tốt nhất, hãy sạc điện thoại của bạn trước khi thực hiện cuộc gọi, hoặc sử dụng tai nghe nối dài.

Đưa điện thoại lên tai khi phía bị gọi chưa đổ chuông

Đây là một trong những lúc điện thoại phát sóng mạnh nhất để "truy tìm" người gọi ở đầu dây kia. Tác hại tương tự như ở trường hợp trên.

Khoevadep.com.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu

Tag: Thói quen dùng điện thoại , thói quen chết người dùng điện thoại di động , thói quen