Những cô giáo ấy được gắn với từ "đặc biệt" là bởi, có người đã 82 tuổi vẫn cần mẫn tới lớp dạy miễn phí, có người đã vượt qua định kiến về giới tính để giảng dạy...
Lớp học đặc biệt của cô giáo Đạm |
1. Cô giáo 82 tuổi, 17 năm đứng lớp dạy trẻ khuyết tật
Những người biết đến lớp học của bà giáo Hồ Hương Nam đều gọi nó là lớp học của tình thương. Ở đó không có bảng, phấn viết như lớp học thông thường. Thay vào đó, bà Hương Nam phải đến từng bàn, kèm từng em một, vỗ về động viên lũ học trò chịu thiệt thòi từ khi sinh ra.
Vốn là giáo viên Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), sau khi nghỉ hưu, bà Nam làm công tác dân số tại phường Yên Phụ. Ở đây bà thấy có trẻ khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, tự kỷ nhưng không được đi học. Vì vậy, bà quyết tâm mở lớp dạy cho những đứa trẻ đặc biệt này.
Lớp học tình thương nằm trong khuôn viên của trường THCS An Dương, có 18 em khuyết tật độ tuổi từ 8 đến 34 tuổi theo học, với nhiều dạng khuyết tật. Vì vậy, bà Nam phân trình độ học sinh theo từng bàn và mỗi bàn lại áp dụng phương pháp dạy riêng.
Học sinh ở lớp học này chỉ học những kiến thức cơ bản như đánh vần, học viết và làm phép tính đơn giản. Tuy nhiên, đứa nào đứa nấy, học trước quên sau, có khi cả tháng chỉ viết chữ O. Chia sẻ về cậu học sinh Lương Hồng Dương, bà Hương Nam cho biết: "Dương bị bại liệt và thiểu năng trí tuệ nhưng 15 năm nay, gia đình em luôn cố gắng đưa con đi học mỗi ngày, không vắng một buổi. Cháu học được gì không quan trọng, mà điều lớn hơn là cháu đã hòa nhập được cộng đồng, trở nên ôn hòa và tình cảm hơn".
Đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, bà giáo Hương Nam nói rằng, dù mắt đã mờ, chân đã chậm nhưng bà vẫn sẽ đến lớp khi còn có thể. Bởi với bà, 17 năm qua, lớp học của tình thương ấy đã trở thành 1 phần trong cuộc sống, là nỗi lo đau đáu mỗi ngày.
2. Lớp học đặc biệt của cô giáo Đạm
Ở làng Ngọc Bật, xã Cao Phong (huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) có một lớp học rất đặc biệt. Đó là lớp học của cô giáo tý hon Kiều Thị Ánh Tuyết. Tên ở nhà của cô Tuyết là Đạm, nên người dân quanh vùng quen gọi là cô giáo Đạm.
7 năm qua, cứ chủ nhật hàng tuần là học sinh lại đều đặn tới lớp của cô Đạm. Trong căn nhà ba gian, các em ngồi ngăn ngắn xếp từng quyển vở riêng để cô giáo tiện kiểm tra bài cũ.
Cô Đạm cho biết: "Cô ưu tiên dạy môn Toán nhiều hơn vì các em ở quê không có điều kiện đi học nên các bài toán nâng cao ít nhiều gây khó khăn."
Một mình đứng lớp, khi thì cô học trò lớp 2 chưa hiểu phần này, lúc thì cậu học trò lớp 4 chưa hiểu phần kia, cô giáo nhỏ cứ lặng lẽ di chuyển tới, giảng dạy cụ thể, chi tiết cho học trò.
Có lẽ bởi sự cần mẫn ấy mà lớp học nơi quê nghèo chỉ có 20 em theo học thì đã có tới 10 em là học sinh giỏi các cấp. Mỗi đứa trẻ đỗ đạt bay ra từ lớp học nhỏ là một niềm vui vô hạn dành cho cô Đạm.
Cô giáo này chia sẻ: "Vì ngoại hình thấp bé nên sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật mình không xin được việc. Ở nhà thương bọn trẻ em nên nhận dạy kèm các cháu. Thấy con mình tiến bộ, tiếng lành đồn xa nên lớp cứ thế đông dần".
Điều đặc biệt là, dù hoàn cảnh kinh tế gia đình cũng không mấy dư dả nhưng 7 năm nay, cô Đạm dạy miễn phí hoàn toàn cho các em.
3. Cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm và lớp học đỗ ĐH 100%
Sau khi chuyển giới thành công, chàng trai Phạm Văn Hiệp đã trở lại với cái tên nữ tính Phạm Lê Quỳnh Trâm và dạy thi đại học tại Trung tâm dạy nghề quận 4 (TP.HCM). Không chỉ nhận ôn luyện cho học trò lớp 12 thi đại học, cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm còn mở lớp ôn thi dành cho những bạn muốn học liên thông, thi lại ĐH. Năm 2013, lớp học của cô đón nhận tin vui chưa từng thấy khi 100% học sinh đều đỗ đại học. Thậm chí có em đầu vào điểm chỉ có 13 điểm, sau 4 tháng ôn thi, bạn đã được 19 điểm.
Cô giáo chuyển giới đứng lớp luyện thi đại học
Chia sẻ về lý do muốn được đứng trên bục giảng, cô Trâm nói: "Cô thích dạy học và muốn dạy cho những học sinh có học lực yếu, giúp các em học tốt, vì các em có ít sự lựa chọn trong học tập. Còn những em học sinh giỏi, các em có nhiều sự lựa chọn hơn. Dù dạy các em học lực yếu có cực hơn nhưng khi các em đạt được kết quả tốt, cô thấy rất hạnh phúc”.
Thời gian đầu khi mở lớp, cô Trâm miễn phí học phí hoàn toàn cho các em, tuy nhiên sau đó, nhiều học viên đã yêu cầu được đóng 1 phần để giúp cô tiền chi phí thuê lớp học cũng như đảm bảo cuộc sống.
Nữ giáo viên này nói rằng, khi đứng trên bục giảng, mình không nghĩ tới điều gì cả, ngoài việc mong được giảng dạy, được truyền đạt kiến thức cho các em. Sau mỗi bài giảng, cô Trâm lại ân cần tới từng bàn, hỏi xem các em đã hiểu bài chưa, nếu chưa hiểu, cô sẵn sàng đứng lại hàng giờ để giảng giải cho học sinh hiểu cặn kẽ.
Như chiếc xe luôn đi về phía trước, cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm mỗi ngày đều làm con ong cần mẫn, chăm chỉ cóp nhặt từng niềm vui và trao hạnh phúc cho đời.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%