Những bữa cơm bán trú với thức ăn chỉ với hai con tôm, vài miếng thịt mỡ hay đôi ba cọng rau luộc... liệu có "cõng" đủ dinh dưỡng cho các chủ nhân tương lai của đất nước.
Chuẩn bị các suất ăn tại một cơ sở chuyên cung cấp cho trường học ở quận Hoàng Mai (Ảnh minh họa) |
Sửng sốt chuyện học sinh ăn mỳ thay… cơm
Khi tất cả các trường học trên cả nước đang bắt đầu một năm học mới với nhiều hy vọng mới thì nỗi lo của nhiều phụ huynh về chất lượng bữa ăn bán trú của con em mình lại tăng lên. Bởi gần đây, không ít thông tin về chất lượng thực phẩm thiếu an toàn được phanh phui trên các phương tiện truyền thông. Để có mặt tại một số trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi đã nhờ sự giúp đỡ của một số vị phụ huynh học sinh làm “chân trong”. Qua những chia sẻ riêng, họ đều cho rằng, chất lượng bữa ăn của con em họ đang “nhập nhèm”, bởi một số trường học tại Hà Nội cho dù công khai giá, thực đơn bữa ăn từng ngày nhưng những gì diễn ra ở sau nhà bếp thì không phải ai cũng biết.
Theo tìm hiểu của PV, bữa trưa tại trường được thực hiền bằng ba cách: Một số trường tiểu học làm việc với một số cửa hàng tư nhân hoặc công ty cung cấp thực phẩm để đưa suất ăn tự đi chợ, hạch toán và nấu ăn ngay tại bếp ăn của trường. Ngoài ra, trường cũng có thể thuê các công ty, cơ sở cung cấp suất ăn đến trường nấu nướng và phục vụ tại chỗ.
Trường tiểu học B thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội là trường chuẩn quốc gia nhưng khi “đột nhập” vào nhà bếp, chúng tôi không khỏi bất ngờ, vì nó nhem nhuốc và chật chội. Thấy có người lạ vào khu bếp, một nhân viên của trường ra sẵn giọng: “Chị vào đây là gì thế? Ở đây người lạ không được vào nhé…”.
Tại ngôi trường này, PV phát hiện ra một sự thật khiến nhiều phụ huynh bàng hoàng. Đó là chuyện phòng học “sống chung” với nhà bếp và hiện tượng này được nhiều cô giáo chủ nhiệm công khai “báo cáo” với phụ huynh đầu năm vào ngày 8/9/2014. Theo đó, trường tiểu học B thì trấn Văn Điển năm nay có 1.182 em học sinh, với 24 lớp. Vào các năm trước, nhà trường vẫn dành khu nhà gần bếp ăn làm phòng ăn cho các em học sinh. Nhưng, từ năm nay do thiếu phòng học nên nhà trường đã ngăn phòng ăn ra làm… lớp học và hiện giờ lớp 4E đang học ngày cạnh bếp ăn. Theo quan sát của PV, lớp 4E được ngăn cách với bếp ăn bằng một lớp vách mỏng. Nhiều phụ huynh cho biết, lớp học để quá gần với bếp ăn như thế là không hợp lý. Bởi, như thế là không an toàn cho trẻ khi lớp đã đặt cận kề với nhà bếp.
Chị Lê Hoàng D., một phụ huynh học sinh có con học tại trường tiểu học Đại Từ, quận Hoàng Mai chia sẻ: “Một lần nhà có việc, tôi vào trường đón con về buổi trưa, đúng là bữa ăn của các con “nghèo nàn” thật, suất cơm chỉ có mấy cọng rau xào, đậu sốt cà chua và vài miếng thịt kho. Tôi liền đưa đũa thử chất lượng thịt và với kinh nghiệm làm nội trợ lâu năm, tôi biết, đây không phải là loại thịt tươi ngon”.
Hàng ngàn học sinh tại một số trường tiểu học phải ăn mì tôm thay cơm (Ảnh minh họa)
Trong quá trình điều tra về bữa ăn bán trú vào các trường tiểu học ở Hà Nội, nhóm PV đã tiếp cận được một thông tin vô cùng sửng sốt, đó là việc hàng ngàn học sinh tại một số trường tiểu học quận hoàng Mai, Hà Nội đã phải ăn mì tôm thay cơm vào bữa trưa 8/9. Theo phản ứng của phụ huynh và một số giáo viên. Do các công ty thực phẩm không đáp ứng được việc đưa cơm hộp buổi trưa cũng như mang thực phẩm đến cho các bếp ăn nhà trường trên địa bàn quận Hoàng Mai dẫn đến các học sinh một số trường tiểu học như Đại Từ, Đại Kim, Tân Định… phải ăn bánh mỳ hoặc mỳ tôm thay cơm, có trường phải đến 3h chiều mới được ăn trưa?! Theo nguồn tin riêng của PV, công ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm Đông Nam Á là một trong số những công ty cung cấp thực phẩm nấu ăn cho một số trường tiểu học tại quận này. Tuy nhiên, nguồn thực phẩm để phục vụ bữa ăn cho các trường lại được thu mua ở chợ đầu mối – một nơi mà chưa ai kiểm chứng được chất lượng thực phẩm ra sao.
Tiết lộ giật mình của “nhà cung cấp bữa ăn học đường”
Chọn đúng giờ học sinh tan lớp và buổi trưa ngày 22/8, PV đã trà trộn vào những phụ huynh đến đón con rồi nhanh chóng di chuyển về khu nhà ăn của trường tiểu học B thị trấn Văn Điển. Đến bữa ăn, chiếc xe đẩy 2 tầng cũ kỹ, đã han gỉ, cáu bẩn được chế từ miếng tôn ghép với mấy thanh sắt cũng xuất hiện. Trên đó là các khay thức ăn èo uột. Thực đơn hôm đó là món bún chả nướng. Món bún chả vốn đặc sắc là thế vậy nhưng khi đi vào thực đơn với mấy sợi bún và vài miếng thịt lèo tèo không kèm rau sống hay dưa góp.
Vào bữa trưa ngày 9/9, quay lại trường tiểu học này, PV có dịp quan sát một thực đơn khác trong bếp ăn của trường. Mỗi suất ăn của các em chỉ có vỏn vẹn 2 con tôm loại vừa, mấy miếng thịt kho và cọng rau lõng bõng. Quả thực, sẽ là “quá tải” đối với hai con tôm khi nó phải gánh trọng trách “cõng” một bữa ăn với đủ các tiêu chí đảm bảo chất dinh dưỡng, đảm bảo ngon lành, bổ dưỡng với các trẻ em này.
Qua đường dây nóng của tòa soạn, cuối tháng 9, PV đã nhận được phản ánh của một độc giả ở Quỳnh Đô, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì. Độc giả này chia sẻ có người nhà đang làm việc tại trường mầm non Quỳnh Đô, cơ sở 1 trong xã này và vô cùng bức xúc về chất lượng thực phẩm nấu cho các cháu bé trong trường và nghi ngờ về việc nguồn thực phẩm bị “xà xẻo”. Chẳng hạn, tôm tép đưa vào trường thường ở trong trạng thái đã chết, lần nhiều rơm rác và phải ướp đá, hoa quả bị thối và dập thường phải gọt bớt những phần hư đi, bớt lại phần còn ăn được cho các cháu.
Lần theo phản ánh của độc giả, PV đã tiếp cận với người phụ nữ tên Thoa thuộc công ty đa thực phẩm Trung Thoa – đơn vị cung ứng thực phẩm cho trường mẫu giáo trên. Cuộc “giao dịch” của PV với người phụ nữ này diễn ra ngay tại góc chợ Vĩnh Quỳnh gần khu nhà vệ sinh. Người phụ nữ này viện cớ rằng: “trụ sở công ty là ở nhà” nên đứng đó nói chuyện cho tiện. Vì nghĩ sắp có được một mối làm ăn nữa nên chị không hề giấu giếm cho biết hai trường mầm non của Vĩnh Quỳnh và hai trường mầm non của xã Vạn Phúc (Thanh Trì) đều là công ty chị phục vụ. Tuy nhiên khi hỏi về nguồn thực phẩm, người này lại lập lờ nói: “Rau mua ở làng rau sạch. Thịt mua ở lò, đầu mối đưa ra. Hoa quả thì ai chẳng lấy ở chợ Long Biên”!? Trước khi ra về, người này còn nhấn mạnh: “sẽ cung ứng thực phẩm với giá tốt nhất và mỗi bên đều có thể "ăn" một ít”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%