Viện KSND Tối cao chính thức kết luận Vụ án. Theo đó, khẳng định không có căn cứ xem xét 6 lá đơn chống án của các bị cáo, đề nghị giữ nguyên mức hình phạt như sơ thẩm.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên trong phiên toà phúc thẩm ngày 8/12 |
"Kết án bị cáo 4 tội là không oan"
Đó là khẳng định của vị đại diện viện KSND Tối cao giữ quyền công tố tại phiên phúc thẩm. Kiểm sát viên này khẳng định, có đầy đủ căn cứ để kết tội các bị cáo như bản án sơ thẩm đã tuyên, qua đó đề nghị HĐXX tuyên ông Kiên phạm 4 tội danh Kinh doanh trái phép; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trốn thuế và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
"Không có căn cứ để xem xét về kháng cáo liên quan đến tội danh của các bị cáo. Về vấn đề hình phạt, tòa sơ thẩm đã đánh giá mức độ, vai trò của các bị cáo là thỏa đáng, phù hợp quy định pháp luật, không chấp nhận kháng cáo của cả 6 bị cáo và bị đơn dân sự, giữ nguyên mức án sơ thẩm đối với các bị cáo" - công tố viên kết luận.
Đơn cử như hành vi cố ý làm trái, viện KSND Tối cao cho rằng, vào thời điểm phạm tội (năm 2011), Ngân hàng Nhà nước chưa có hướng dẫn về hoạt động ủy thác, nhưng các thành viên HĐQT của Ngân hàng ACB đã đồng ý chủ trương ủy thác cho nhân viên của ACB mang hơn 718 tỉ đồng gửi vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank). Ngay sau đó, toàn bộ số tiền trên đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt, gây thiệt hại cho ACB.
Cũng tại phiên phúc thẩm, bị cáo Trịnh Kim Quang (cựu Phó Chủ tịch HĐQT ACB, bị tòa cấp sơ thẩm tuyên 4 năm tù về hành vi cố ý làm trái) xin rút đơn kháng cáo. Do đó, viện KSND Tối cao đề nghị đình chỉ kháng cáo đối với bị cáo này. Trong quá trình xét xử, ông Quang luôn thể hiện lập trường không rõ ràng, khi thì kêu oan, khi thì xin giảm nhẹ.
Cùng nằm trong nội dung bác kháng án, viện KSND Tối cao cũng đề nghị bác đơn của công ty B&B liên quan đến hành vi trốn thuế. Sau đề nghị mức án của viện Kiểm sát, tòa bắt đầu chuyển sang phần tranh luận với phần bào chữa của các luật sư.
"Bầu" Kiên buột miệng tiết lộ "nhiều vấn đề lớn"
Kết thúc phần xét hỏi, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã xin cung cấp thêm tài liệu, bằng chứng khác cho vụ án. Tuy nhiên, khi toà yêu cầu nộp tài liệu, bằng chứng, Nguyễn Đức Kiên cho biết, không có trong tay, song biết các tài liệu đang nằm ở đâu, đề nghị HĐXX yêu cầu lấy. Theo đó, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đề nghị công ty đầu tư á Châu nộp cho toà các văn bản như giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty CP Thăng Long, công ty CP hàng hoá ga Sài Gòn; đề nghị hai đơn vị là công ty Thiên Nam và Tập đoàn Hòa phát nộp đăng ký kinh doanh cho tòa.
Theo bị cáo Kiên, đây là những bằng chứng, chứng minh bị cáo không kinh doanh trái phép. Còn về kinh doanh vàng trái phép và trốn thuế, Nguyễn Đức Kiên đề nghị luật sư chuyển 3 tài liệu gồm công văn của TAND Tối cao gửi Toà phúc thẩm về một bản án tương tự; bản án Giám đốc thẩm TAND Tối cao do ông Bùi Ngọc Hoà ký; sao 2 văn bản chuẩn mực số 24, chuẩn mực số 29 của bộ Tài chính ban hành. "Bầu" Kiên cho rằng những văn bản trên là bằng chứng, chứng cứ liên quan đến vụ án.
Liên quan đến tội Cố ý làm trái, bị cáo Kiên đề nghị cung cấp: Quy chế hoạt động của HĐQT Ngân hàng á Châu (ACB), quy chế hoạt động của Hội đồng sáng lập của ACB và quan trọng nhất là bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của khối ngân quỹ và ban điều hành ngân quỹ. "Tôi cũng yêu cầu đại diện ACB nộp 3 nghị quyết HĐQT không có trong Hồ sơđể chứng minh ông Giá quyết định rất đúng khi dừng hoạt động ủy thác, để làm chứng cứ gỡ tội cho các thành viên khác trong HĐQT" - bị cáo Nguyễn Đức Kiên phát biểu trước toà.
Liên quan đến một số chứng cứ, tài liệu khác, bị cáo Kiên cho rằng: Liên quan đến bản giám định của bộ Tài chính, gồm 2 nội dung: Giám định viên đã không phân bổ chi phí hoạt động của công ty theo nguyên tắc phân bổ doanh thu nên kết quả không chính xác; không viện dẫn đủ văn bản năm 2009 nên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giám định. Bị cáo Kiên đề nghị, cung cấp bản dự thảo giám định, "bản này Cơ quan điều tra dùng làm đối chứng với tôi trong quá trình điều tra" - theo bị cáo Kiên.
Bị cáo Kiên cũng đề nghị công ty B&B cung cấp báo cáo quyết toán quý I/2009; báo cáo tài chính tháng 1/2009 để làm tài liệu chứng minh cho vụ án...
Để chứng minh phần trốn thuế, "bầu" Kiên đề nghị công ty B&B cung cấp báo cáo quyết toán quý I/2009; báo cáo tài chính tháng 1/2009 để làm tài liệu chứng minh cho vụ án. "Bầu" Kiên cũng đề nghị HĐXX: "Hôm trước tôi xin trình bày nội dung đơn kháng án. Đề nghị khẩn thiết HĐXX là đọc nguyên văn đơn kháng án tại toà. Xin phép được vài tiếng để trình bày".
Tuy nhiên, yêu cầu này đã bị HĐXX bác bỏ với lý do đơn kháng án của bị cáo đã xem xét, nghiên cứu trong suốt quá trình xét xử.
Bên nào mới là bị hại thực sự của Huyền Như? Theo ghi nhận của PV, vấn đề hiện nay dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ là mức án đối với "bầu" Kiên và đồng phạm, mà đặc biệt nữa là việc Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo ủy thác cho 19 nhân viên của ACB gửi tiền vào Vietinbank đã bị Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh chiếm đoạt, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB gần 719 tỉ đồng. Hiện nay, nhiều quan điểm vẫn tỏ ý kiến trái chiều, băn khoăn việc bị hại của Huyền Như là Vietinbank hay ACB, ngân hàng nào sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản tiền thiệt hại quá lớn này. Khởi tố thêm hai vụ án hình sự Quyết định khởi tố vụ án kinh doanh trái phép: HĐXX xét thấy có dấu hiệu phạm tội kinh doanh trái phép tại Ngân hàng ACB và Ngân hàng Vietbank, quyết định khởi tố vụ án hình sự tại Ngân hàng ACB và Ngân hàng Vietbank. Vụ án lừa đảo: HĐXX thấy hành vi của Huỳnh Thị Bảo Ngọc (Phó phòng quản lý quỹ ACB) có dấu hiệu đồng phạm với Huỳnh Thị Huyền Như trong việc lừa đảo, Hội đồng xét xử quyết định khởi tố vụ án hình sự Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại phiên sơ thẩm, TAND TP.Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Kiên tổng cộng 30 năm tù giam đối với 4 tội danh. Năm bị cáo đồng phạm tội Cố ý làm trái gồm: Lý Xuân Hải, 8 năm tù giam; Phạm Trung Cang, 3 năm tù giam; Trịnh Kim Quang, 4 năm tù giam; Lê Vũ Kỳ, 5 năm tù giam; Huỳnh Quang Tuấn, 2 năm tù giam. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%