Cũng có phố ông Đồ như Hà Nội, Tết Sài Gòn còn hấp dẫn với đường hoa Nguyễn Huệ, lễ hội Đường sách và những sân khấu sáng đèn chờ du khách vui xuân.
Cổng chào của Hội hoa xuân Giáp Ngọ. Ảnh: Hữu Công |
1. Phố Ông Đồ
Bắt đầu từ năm 2007 đến nay, phố Ông Đồ đã trở thành điểm chơi Tết không thể bỏ qua của người dân thành phố mỗi độ xuân về. Năm nay, phố Ông Đồ tiếp tục được mở ở tại khu vực góc đường Phạm Ngọc Thạch, trước nhà văn hóa Thanh niên và cung văn hóa Lao Động, từ ngày 19 đến 30/1.
Không chỉ đến để xin chữ, phố Ông Đồ còn là nơi du xuân, chụp ảnh của nhiều gia đình và bạn trẻ ở TP HCM bởi được trang trí rực rỡ bằng những tiểu cảnh mai vàng và đèn lồng đậm chất cổ truyền. Phố hoạt động từ 8h đến 22h.
Phố Ông Đồ trước nhà văn hóa Thanh niên. Ảnh: Lê Phương
2. Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ phục vụ khách du xuân từ 28/1 đến 3/2 (tức 28 - 4 Tết). Với chủ đề TP HCM - Thành phố tôi yêu, đường hoa Nguyễn Huệ năm nay lộng lẫy với muôn sắc hoa phương Nam cùng khu triển lãm nghệ thuật sắp đặt rau - củ - quả sinh động.
Dạo bước gần 1 km trên đường hoa Nguyễn Huệ, du khách sẽ đắm chìm trong sắc xuân Giáp Ngọ thực sự khi được chiêm ngưỡng muôn vàn tạo hình những chú ngựa như kéo xe hay chạy đua vượt thời gian. Du khách cũng có thể nghỉ chân tại các gian hàng phục vụ giải khát trên vỉa hè khi tham quan đường hoa Nguyễn Huệ.
3. Lễ hội Đường sách
Ngay sát đường hoa Nguyễn Huệ là lễ hội Đường sách. Diễn ra từ 28/1 đến 3/2, lễ hội năm nay đưa ra 4 khu sách chuyên đề với nội dung: sách và văn hóa, sách và tri thức, sách với chủ quyền đất nước và sách được nhiều người yêu thích.
Ngoài ra là khu vực sách tổng hợp, sách điện tử, café sách, khu sách dành cho thiếu nhi. Đặc biệt, đến với lễ hội Đường sách năm nay, du khách còn có cơ hội tìm hiểu thêm về Anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam tại khu trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
4. Hội hoa xuân Giáp Ngọ
Cũng với chủ đề TP HCM - Thành phố tôi yêu, hội hoa xuân Giáp Ngọ 2014 sẽ được tổ chức ở khu vực xung quanh công trường Quốc tế và công viên Tao Đàn trong 12 ngày, từ 25/1 đến 5/2 (tức 25 - 6 Tết).
Với khoảng 3.000 hiện vật đặc sắc gồm hoa, chim, cá kiểng, tiểu cảnh, bonsai, đá nghệ thuật, cắm hoa, mâm quả..., hội hoa xuân không chỉ là địa điểm du xuân mà còn là địa chỉ để những người sành chơi cây kiểng, sinh vật cảnh đến thi tài kết hợp thưởng lãm ngày xuân.
Ngoài ra, du khách còn có thể chiêm ngưỡng những màn biểu diễn xiếc, ảo thuật, múa lân sư rồng, múa rối, đờn ca tài tử, thư pháp... Vé vào cổng là 20.000 đồng/ người, miễn phí trẻ em dưới 12 tuổi.
5. Công viên văn hóa Đầm Sen
Mở cửa tất cả các ngày trong dịp Tết, công viên văn hóa Đầm Sen là nơi bạn sẽ bắt gặp hình ảnh của chợ nổi, quán nước chè đầu làng, ghe chiếu trên sông... khi dạo chơi Chợ Tết 3 miền; ngắm nhìn các loài hoa khoe sắc tại Đường mai Đầm Sen hay thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc với sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng.
Tại đây còn biểu diễn hát văn, quan họ, đờn ca tài tử, hò đối đáp, múa mở cổng trời, hầu đồng; tổ chức các trò chơi dân gian gắn liền từng vùng miền như ném còn, bịt mắt đập niêu, bọ chạy, bống rỗi... Giá vé tham quan: 100.000 đồng/người, giá vé trọn gói: 180.000 (người lớn) và 120.000 (trẻ em).
6. Thảo Cầm Viên
Vào các ngày trong dịp Tết, Thảo Cầm Viên mở cửa đón khách từ 8h đến 18h. Với bầu không khí trong lành cùng nhiều loài động vật quý hiếm và hoa lá xanh tươi, đây là nơi lý tưởng để các gia đình có con nhỏ dạo chơi thư giãn trong ngày Tết.
Không chỉ được ngắm các loại thú như hươu cao cổ, voi, đà điểu, ngựa vằn, hà mã, bố mẹ và các bé còn được xem biểu diễn xiếc xiếc thú vui nhộn. Giá vé vào cửa là 12.000 đồng (người lớn) và 8.000 đồng (trẻ em).
7. Khu du lịch Suối Tiên
Là địa chỉ vui chơi quen thuộc của người dân thành phố, nhưng trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay, du khách vẫn có thể tìm thấy những điều mới lạ tại Suối Tiên với những khu giải trí hiện đại mới được đưa vào phục vụ như “Vương quốc của những thiên tài tương lai”, “Lâu đài phép thuật” dành cho thiếu nhi, và “Đĩa bay hành tinh lạ” , “Turbo Rail” dành cho những người thích phiêu lưu mạo hiểm và cảm giác mạnh.
Đặc biệt, du khách còn được chiêm ngưỡng công trình tâm linh hướng về cội nguồn dân tộc mang tên “Phật địa mẫu” cao 22 m, đứng trên quả địa cầu lớn tại quảng trường rộng 2.400 m2. Mở cửa hàng ngày, giá vào cổng: 80.000 đồng (người lớn) và 40.000 đồng (trẻ em).
8. Sân khấu kịch
Phân đoạn trong vở 'Ma lực kinh hoàng', thuộc thể loại hình sự - liêu trai sẽ trình làng trong dịp Tết. Ảnh: ngoisao
Trong dịp Tết Nguyên Đán, các sân khấu kịch cũng trình làng những vở diễn đặc sắc nhất phục vụ công chúng ở các thể loại: chính kịch, hài kịch, nhạc kịch và kịch kinh dị. Nhiều sân khấu như Idecaf, nhà hát Bến Thành, Phú Nhuận... đều "đỏ đèn" từ mùng 1 Tết với 2 - 3 suất diễn mỗi ngày.
Ngoài các sân khấu quen thuộc, bạn có thể "đổi gió" với một vài sân khấu mới như Cinema Sao Minh Béo tại quận Tân Bình, Thuần Việt tại quận 2…
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?