Bạn cùng người ấy có thể xem pháo hoa đêm Giao thừa hoặc đi dạo sáng mùng 1 để tận hưởng không khí đậm chất Hà Nội.
Hà Nội có 5 điểm bắn pháo hoa tầm cao |
Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ đêm Giao thừa
Nhiều gia đình và các nhóm bạn trẻ lựa chọn việc ở ngoài đường đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và mới, đồng thời để cùng nhau chiêm ngưỡng màn pháo hoa hoành tráng. Như mọi năm, năm nay Hà Nội có 5 điểm bắn pháo hoa tầm cao và 24 điểm tầm thấp.
5 điểm bắn pháo hoa tầm cao là hồ Hoàn Kiếm (2 điểm trước Bưu điện Hà Nội và trụ sở Báo Hà Nội Mới), công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ), hồ Văn Quán (quận Hà Đông). Dự kiến mỗi điểm sẽ bắn 500 quả pháo trong 15 phút.
24 điểm bắn pháo hoa tầm thấp đặt ở trung tâm các quận Ba Đình, Hoàng Mai, Long Biên, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân; các huyện Gia Lâm, Mê Linh, Ba Vì, Đan Phượng, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thường Tín, Quốc Oai, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Đông Anh, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Thanh Oai, Hoài Đức, Thanh Trì và thị xã Sơn Tây. Mỗi điểm này sẽ có 60 giàn pháo, đồng thời có biểu diễn ca nhạc phục vụ người dân.
Nếu ngại chen chúc, bạn có thể lựa chọn quán bar có tầm nhìn thoáng rộng trong nội thành như The Coffee Club (Lê Thái Tổ), Summit Lounge (khách sạn Sofitel Plaza)... với giá từ 450.000 người, hay các quán cà phê trên cao quanh các điểm pháo hoa tầm cao như hồ Gươm, hồ Tây. Tuy nhiên, hiện nhiều nơi đã kín lịch của khách đặt trước.
Tận hưởng không khí đậm chất Hà Nội sáng mùng 1 Tết
Sáng mồng 1 Tết, các con đường Hà Nội như dài và rộng hơn do thưa vắng người qua lại.
Không khí tĩnh lặng, thưa vắng người qua lại sáng mồng 1 Tết khiến nhiều người Hà Nội hồi tưởng về những cái Tết đã xa. Những con phố ngày thường đông đúc, tấp nập người qua lại là thế nhưng sáng mùng 1 thì luôn vắng vẻ, thậm chí tới tận 8-9h sáng. Nhiều bạn trẻ Hà Nội từ lâu đã hình thành cho mình thói quen, sáng đầu năm dậy thật sớm và lang thang giữa những con phố cổ để chậm rãi tận hưởng bầu khí hiếm hoi, cả năm mới có một ngày.
Đi chùa cầu an tại các ngôi chùa
Đi lễ đầu năm để cầu mong may mắn an lành là truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Vài năm trở lại đây, sau khi đón Giao thừa, nhiều bạn trẻ thường tìm đến các ngôi đền, chùa trong nội thành như đền Ngọc Sơn, đền Quán Thánh, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, chùa Phúc Khánh, chùa Hà... để tìm về sự thanh thản.
Nếu có điều kiện để sắp xếp một chuyến du Xuân ở xa, bạn có thể tìm đến chùa Hương, đền Trần, chùa Bái Đính, Yên Tử, chùa Keo, chùa Dâu, chùa Bút Tháp...
Xin chữ ông đồ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa quanh năm nhưng dường như chỉ những ngày đầu Xuân mới tấp nập người ra vào. Các bạn học sinh sinh viên tới đây để cầu mong cho việc học hành trong năm tới suôn sẻ, thi cử đỗ đạt. Xin chữ đầu năm ở Văn Miếu cũng là một trong những truyền thống lâu đời của người dân thủ đô. Đặc biệt, từ ngày mùng 3, theo quan niệm dân gian là ngày Tết thầy, lượng khách đổ về Văn Miếu rất đông, từ đó đẩy giá trông giữ xe lên cao.
Năm nay, phố Ông Đồ đã di chuyển vào bên trong khu vực hồ Văn, thay vì vỉa hè Văn Miếu như mọi năm. Phố mở cửa từ 8h30 đến 20h hàng ngày. Riêng đêm 30 kéo dài đến 2h sáng, ngày mùng 1-2 kéo dài đến 22h đêm. Ngoài xin chữ, bạn còn được các ông đồ giải thích ý nghĩa của từng nét bút và tư vấn cách chọn chữ để xin. Tuy nhiên, tùy vào chất liệu giấy viết mà giá cả cũng chênh lệch khá nhiều, giá từ 50.000 đồng
Thưởng thức một bộ phim Tết
Trong dịp Tết âm lịch, hầu hết các rạp chiếu phim lớn trong thành phố đều mở cửa đón khách từ khá sớm, khoảng chiều mùng 2 Tết để phục vụ nhu cầu giải trí của các bạn trẻ. Sau khi đi chúc Tết họ hàng ngày mùng 1, nhiều người lựa chọn cho mình việc ra rạp xem phim bởi trong những ngày đầu năm, chưa nhiều hàng quán mở cửa. Các bộ phim Tết thường cũng thuộc thể loại phim hài, tình cảm, lãng mạn, tạo không khí thoải mái, phù hợp cho nhiều đối tượng, kể cả trẻ nhỏ.
Năm nay có 14 phim sẽ được trình chiếu trong dịp Tết, bao gồm:
- Phim Việt: Cô dâu đại chiến 2, Năm sau con lại về, Hai Lúa, Cuộc chiến với Chằn Tinh, Những người viết huyền thoại.
- Phim nước ngoài: The Hobbit: The Desolation of Smaug (3D), The Secret Life of Walter Mitty, Tarzan (3D), Walking with Dinosaurs (3D), Walking with Dinosaurs (3D), Lone Survivor, Devil's Due, I, Frankenstein (3D), 11 A.M., Đại náo thiên cung (3D).
Các rạp trong thành phố bạn có thể ghé là CGV Vincom Bà Triệu, Lotte Cinema Keangnam, Platinum The Garden, Megastar Mipec Tower, Trung tâm chiếu phim Quốc gia, rạp Tháng 8, Lotte Cinema Hà Đông, Platinum Cineplex Vincom Long Biên, Royal City hay Times City... Bạn nên mua vé từ sớm bởi dù rạp có kém "hot" cũng sẽ trở nên quá tải trong những ngày Tết.
Tham gia các hoạt động vui chơi truyền thống
Các bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa trong thành phố cũng có nhiều hoạt động nhân dịp Tết âm lịch và mở cửa đón khách. Nhiều trò chơi dân gian, lễ hội đặc sắc, triển lãm điêu khắc, hội họa, thủ công mỹ nghệ gợi nhắc về những nét văn hóa truyền thống được tổ chức hứa hẹn là một điểm đến cho những ai yêu thích các giá trị dân tộc.
Bạn có thể ghé qua hội Gò Đống Đa (ngày mùng 5 Tết), Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Dân tộc học (đường Nguyễn Văn Huyên) từ mùng 4 đến mùng 10 Tết...
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?