Liên kết đào tạo nghề với doanh nghiệp (DN) là hướng đi được nhiều cơ sở dạy nghề quan tâm đầu tư thời gian gần đây.
|
Việc này không chỉ có lợi cho DN mà hiệu quả với cơ sở đào tạo, bởi DN sẽ có ngay LĐ phù hợp nhu cầu còn sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Lợi ích đã rõ, tuy nhiên, trên thực tế phần lớn các DN chỉ thích “ăn xổi”, không mặn mà đầu tư vào liên kết đào tạo nghề…
Có việc, nhưng chưa “được” việc
Thống kê hằng năm của Tổng cục Dạy nghề (TCDN) cho thấy: Khoảng trên 75% học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm, làm đúng nghề sau khi tốt nghiệp; riêng với hệ cao đẳng nghề khóa I, tỉ lệ này đạt thấp nhất là 80%, một số trường ở một số nghề đạt trên 95%...
Đào tạo nghề hiện nay chủ yếu mới dừng ở khả năng “cung”.
Tuy nhiên, lãnh đạo TCDN cũng thừa nhận, lực lượng này chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề, đặc biệt là các kỹ năng "mềm", như: Tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm...
Nguyên nhân của tình trạng trên là do các cơ sở đào tạo mới tuyển sinh, dạy nghề theo khả năng “cung” của mình mà chưa chú trọng tới “cầu” của DN, dẫn đến việc lãng phí trong đào tạo. Điều này dẫn đến một nghịch lý là dư thừa LĐ có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ nghề, nhưng số LĐ đáp ứng yêu cầu chuyên môn của DN lại thiếu trầm trọng.
Hiện nay, số LĐ trong ngành công nghiệp chiếm trên 67% tổng số LĐ trong các DN. Theo điều tra của TCDN, bình quân mỗi DN còn thiếu 6-7 công nhân kỹ thuật bậc cao, công nhân lành nghề.
Như vậy, với khoảng 240.000 DN của cả nước đang cần khoảng 1,4 - 1,7 triệu LĐ qua đào tạo nghề. Do đó, việc liên kết với trường nghề để đào tạo nguồn nhân lực là một phương thức hiệu quả giúp DN tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn sở hữu được lực lượng LĐ đúng nhu cầu. Trên thực tế, nếu DN không tham gia vào đào tạo nghề cùng cơ sở đào tạo thì người LĐ sau khi được tuyển dụng, DN sẽ mất chi phí đào tạo lại.
Trường cần, DN chưa... vội
Ông Hoàng Xuân Hiệp - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp - Dệt may thời trang Hà Nội cho biết: “Nhằm bám sát nhu cầu của DN, chúng tôi đã phát phiếu thăm dò nhu cầu về nguồn nhân lực gửi tới 1.000 DN nhưng chỉ nhận về được... 40 phiếu có nhu cầu. Ngoài phiếu điều tra, chúng tôi còn phỏng vấn sâu nhiều giám đốc DN xem nhu cầu về nguồn nhân lực trong 2 năm tới như thế nào? Tuy nhiên, rất nhiều DN không đưa ra được câu trả lời chính xác”.
Nhiều cơ sở đào tạo cũng cho biết, không ít DN rất mong muốn có LĐ có kỹ năng, có chất lượng nhưng họ không chịu đầu tư thời gian, kinh phí cùng với cơ sở.
Viện lý do “không đủ kinh phí”, nhiều DN chỉ muốn “ăn xổi” nguồn nhân lực chất lượng từ cơ sở đào tạo, trong khi đó quá trình liên kết đào tạo nghề hiệu quả thực sự đòi hỏi cả trường nghề và DN cùng phải có trách nhiệm và đầu tiên là DN cần phải cung cấp thông tin. Vì vậy, không nên chỉ dừng ở khuyến khích DN tham gia đào tạo mà cần có cơ chế, chính sách cũng như ràng buộc đối với DN về trong việc đầu tư, liên kết đào tạo nghề.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?