Giai đoạn 2011-2015, TP.Hà Nội đặt mục tiêu đào tạo nghề cho 215.000 lao động nông thôn (LĐNT) và phấn đấu 70% LĐNT có việc làm sau học nghề.
|
70% LĐNT có việc làm sau học nghề
UBND TP. Hà Nội mới ban hành kế hoạch 150/KH-UBND về đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2011-2015 do, đặt mục tiêu đến năm 2015, tỉ lệ LĐ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 21%.
Sẽ có 215.000 LĐNT Hà Nội được đào tạo nghề.
Theo kế hoạch, đến năm 2015 sẽ có 215.000 người được đào tạo nghề, trong đó 205.000 người được đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cùng 10.000 người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Phấn đấu tối thiểu 70% LĐNT có việc làm sau khi học nghề. Người LĐNT sẽ được dạy nghề các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, bảo vệ thực vật, chăn nuôi - thú y; chế biến nông - lâm - thủy sản; cấp - thoát nước và vệ sinh môi trường nông thôn; quản lý trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác; dịch vụ nông nghiệp và các lĩnh vực khác.
Ngoài ra, LĐNT còn được dạy nghề phi nông nghiệp như kỹ thuật, công nghệ, sản xuất và chế biến, y tế, dịch vụ xã hội, khách sạn, du lịch và dịch vụ cá nhân, kỹ thuật chế biến món ăn, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, kinh tế, vận tải, công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác.
Thành phố sẽ đặt hàng dạy nghề với cơ sở dạy nghề thông qua hợp đồng, đồng thời hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc các huyện chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy nghề từ nguồn kinh phí trung ương hoặc nguồn kinh phí địa phương, với mức hỗ trợ 3 tỉ đồng/trung tâm.
Thành phố sẽ lồng ghép chương trình đào tạo nghề cho LĐNT theo mục tiêu của Quyết định 1956 với chương trình dạy nghề cho người nghèo, người dân tộc, người khuyết tật, bộ đội xuất ngũ, phụ nữ, thanh niên, XKLĐ; chương trình khuyến nông, khuyến công và với các chương trình phát triển KTXH của thành phố.
LĐNT học nghề được hưởng nhiều ưu đãi
LĐNT học nghề ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng sẽ được hỗ trợ chi phí học nghề theo mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học. Ngoài ra, các học viên còn được hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/ngày, tiền đi lại tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.
LĐNT là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ cận nghèo học các khóa học trình độ TC, CĐ nghề được hưởng chính sách nghề nội trú theo Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, LĐNT học nghề được vay tín dụng theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. LĐNT làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay tín dụng để học nghề.
Sau khi học nghề, LĐNT được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm. Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2011-2015 của thành phố gần 970 tỉ đồng, được chia làm 2 giai đoạn 2011-2013 và 2014-2015.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?