Năm đầu tiên bước vào kỳ thi có nhiều đổi mới, học sinh các trường THPT đang căng mình để ôn tập.
|
Lãnh đạo các Sở GD&ĐT, trường học cho hay, mọi sự chuẩn bị đã sẵn sàng cho kỳ thi “hai trong một”.
Kỳ thi chung quốc gia - Một kỳ thi còn bộn bề lo lắngBộ GD-ĐT giải đáp thắc mắc trong kỳ thi chung Quốc gia.
Tập dượt thi thử nhiều lần
Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, Hiệu trưởng Trường THPT Kỳ Anh - thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cho hay, đến thời điểm này trường vẫn đang tổ chức cho học sinh ôn tập theo phương thức chia nhóm theo nguyện vọng học sinh. Dự kiến, đến khoảng ngày 25/6, trường mới cho các em nghỉ ngơi để bước vào kỳ thi.
“Học sinh ban đầu khi nghe thông tin đổi mới hoàn toàn phương án thi đã rất hoang mang, nhưng sau nhiều lần tập dượt qua các đợt thi thử và ôn luyện đã tự tin rất nhiều” - Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, Hiệu trưởng Trường THPT Kỳ Anh - thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh)
Bà Thủy nói: “Học sinh ban đầu khi nghe thông tin đổi mới hoàn toàn phương án thi đã rất hoang mang, nhưng sau nhiều lần tập dượt qua các đợt thi thử và ôn luyện đã tự tin rất nhiều”. Càng đến gần ngày thi, giáo viên, học sinh cũng thấy được cái lợi của kỳ thi “hai trong một”, thí sinh lại đỡ phải đi lại tốn kém. Hơn nữa, với phương thức kết hợp xét tốt nghiệp, ngoài điểm thi học sinh còn được cộng điểm qua kết quả học tập các năm đảm bảo yếu tố công bằng, chính xác.
Học sinh ôn luyện trước giờ G. Ảnh: Như Ý.
Hiệu trưởng một trường THPT ở Hà Nội thông tin, việc ôn tập cho học sinh năm nay được trường lên kế hoạch tổ chức từ rất sớm. Sau đó, để giúp học sinh làm quen đổi mới phương thức thi, trường đã tổ chức thi thử nhiều lần để học sinh có kinh nghiệm. Đề thi thử trường bám sát chương trình sách giáo khoa, đặc biệt là lớp 11-12 và kết quả rất khả quan. “Nhiều học sinh sau khi thi thử nhiều lần đã có kết quả thi thử lần sau tốt hơn lần trước rất nhiều”, lãnh đạo trường này nói.
Chị Trần Thị Hoa ở TP Vinh, tỉnh Nghệ An cho hay, năm nay con chị đăng ký thi ở cụm thi gần nhà do Trường ĐH Vinh chủ trì. Con chị 12 năm liền đều học khá và mơ ước đỗ vào trường ĐH Ngoại thương nhưng với kỳ thi năm nay gia đình không khỏi lo lắng. Theo chị Hoa, trước đây hai kỳ thi tách biệt, thi tốt nghiệp bao giờ tâm lý con cũng vững vàng hơn sau đó có thời gian con ôn tập để thi đại học. Việc đăng ký, chọn trường các năm cũng ấn định sẵn nên cơ hội vào trường của con cũng cao hơn so với việc “thi trước, chọn sau” như năm nay.
Đăng ký cụm thi tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Nguyễn Thị Oanh chia sẻ nỗi lo khi mình là thế hệ đầu tiên áp dụng kỳ thi hai trong một, sẽ bỡ ngỡ với phương thức ra đề cũng như cách thức đăng ký, lựa chọn trường học. “Gần 2 tháng nay, ngoài học các môn Toán, Văn, tiếng Anh ở trường, Oanh còn đăng ký ôn luyện ở các trung tâm để nâng cao kiến thức”, Oanh nói.
Các trường ĐH, địa phương đã sẵn sàng
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin, Hà Nội có 27 điểm thi đã chuẩn bị sẵn sàng nhân lực phục vụ khoảng 120.000 thí sinh đăng ký dự thi. Được biết, năm nay Hà Nội có khoảng hơn 9.000 thí sinh đăng ký thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp. Để tạo thuận lợi cho các thí sinh chỉ đăng ký xét tốt nghiệp không phải đi xa, ở mỗi huyện sẽ có một điểm thi, riêng trong nội thành, thí sinh sẽ thi ghép với các điểm thi do trường đại học chủ trì.
Phó giám đốc Sở GD&ĐT Cần Thơ Võ Minh Lợi thông tin, năm nay địa phương có tới 27.804 thí sinh đăng ký dự thi ở cả hai cụm thi. Trong đó, cụm thi do Sở chủ trì có 3.851 thí sinh và cụm thi do ĐH Cần Thơ chủ trì có tới 23.953 thí sinh. Để tổ chức cho thí sinh thi một kỳ thi có nhiều đổi mới, đơn vị đã làm việc với các địa phương bố trí điểm thi, lực lượng hỗ trợ thí sinh đi thi khá chu đáo. “Riêng trường ĐH Cần Thơ có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức thi, tiếp đón thí sinh nên công tác chuẩn bị không gặp nhiều khó khăn”, ông Lợi nói.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cũng thông tin, năm nay Hà Tĩnh có 19.665 học sinh THPT bước vào kỳ thi THPT Quốc gia. Trong đó, 7.654 học sinh đăng ký thi tại cụm thi của tỉnh và 11.994 học sinh đăng ký dự thi tại cụm thi do ĐH Vinh chủ trì. Riêng cụm thi ở tỉnh, Sở sẽ tổ chức thi ở 13 điểm thi ở các huyện, thị 325 phòng. “Cán bộ coi thi đã được tập huấn nhiều lần, các điểm thi cũng đã sẵn sàng để chờ đón thí sinh”, lãnh đạo Sở cho hay.
Ồng Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Bách khoa HN cho biết: cụm thi do trường này tổ chức có 15.338 thí sinh dự thi. Để đảm bảo tính nghiêm túc của kỳ thi, trường này sử dụng hơn 1.000 giảng viên và cán bộ để coi thi gồm cán bộ cơ hữu của trường và các trường bạn: ĐH Kinh doanh và công nghệ HN, ĐH Xây dựng. Ông Phong Điền cũng cho biết, bài thi của thí sinh cũng sẽ được chấm ở những nơi đảm bảo chất lượng: Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT); ĐH Bách khoa chấm thi môn Toán, ĐHKH XH-NV chấm các môn văn và sử; ĐHKH Tự nhiên chấm giúp môn địa lý.
Khác với Bách khoa, ĐH Sư phạm và ĐH Vinh sử dụng hàng trăm sinh viên coi thi. ĐH Vinh có gần 38.000 thí sinh dự thi nên sử dụng cán bộ coi thi cơ hữu và sinh viên sư phạm năm cuối được lựa chọn từ cuộc tập huấn, kiểm tra thi trắc nghiệm để đạt mới được tham gia coi thi.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?