Kỳ thi THPT quốc gia Học sinh gồng mình tìm phương pháp học
Thứ sáu, 08/05/2015 16:31

Chỉ còn hai tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ chính thức diễn ra. Nhưng nhiều học sinh vẫn loay hoay chưa tìm được phương pháp học.

Cách học sao cho sát đề thi.

Chỉ còn hai tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ chính thức diễn ra. Nhưng nhiều học sinh vẫn loay hoay chưa tìm được phương pháp học, cách học sao cho sát đề thi.

Cách thức thi thay đổi, đề thi sẽ khó hơn

Ngày 30.6, học sinh lớp 12 trên toàn quốc sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp khó khăn và quyết liệt hơn rất nhiều so với những năm trước đây. Bởi cuối năm 2014, Bộ GD-ĐT đã đưa ra quyết định đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT theo hình thức thi chung một kỳ thi quốc gia. Kết quả thi tốt nghiệp được sử dụng với mục đích kép, vừa công nhận tốt nghiệp, vừa sử dụng làm căn cứ xét tuyển vào đại học.

Theo Bộ GD-ĐT, sử dụng chung kết quả của một kỳ thi sẽ làm giảm áp lực đối với học sinh không phải ôn hai kỳ thi như trước đây. Nhưng cách thức thi thay đổi, đề thi sẽ khó hơn so với những kỳ thi tốt nghiệp THPT trước đó.

Áp lực thi tốt nghiệp THPT đè nặng lên học sinh lớp 12 (ảnh Nguyễn Đức)

Theo đánh giá của PGS. Văn Như Cương, Ủy viên Hội đồng Giáo dục quốc gia Việt Nam, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2015 yêu cầu cao hơn so với các kỳ thi trước. Hai phần câu hỏi cơ bản và nâng cao trong đề thi đều tăng mức độ khó cho học sinh. Nhiều dạng câu hỏi mở ngoài kiến thức sách giáo khoa, yêu cầu học sinh phải quan sát thực tế mới có thể làm được bài thi tốt.

PGS Cương chia sẻ , điều này sẽ tạo áp lực căng thẳng hơn rất nhiều cho học sinh, nhất là học sinh đăng ký kỳ thi quốc gia. Và sẽ khiến nhiều học sinh rơi vào vòng luẩn quẩn tìm cách học dù đã thời gian đã sát với kỳ thi tốt nghiệp phổ thông .

Loay hoay tìm cách học

Em Bùi Thị Dương (lớp 12E, THPT Lômônôxốp) cảm thấy mệt mỏi và áp lực nặng nề khi việc học và thi tốt nghiệp năm nay khó hơn những năm trước.

“Thay đổi cách thức thi khiến em phải học lượng kiến thức lớn hơn rất nhiều và không biết học theo hướng nào là sát với đề thi”, em Dương chia sẻ.

Đề Văn năm nay thi theo hình thức để mở đã khiến cho Dương và các bạn cùng lớp rất khó khăn trong việc xác định được luận điểm của bài. Các dạng bài nghị luận được mở rộng ra tất cả các vấn đề của xã hội, trong khi các em thiếu kiến thức nền này.

Những năm trước đây học sinh có thể dựa vào đề thi của những năm cũ để ôn thi. Và điểm chuẩn các trường đại học, cao đẳng để định hướng chọn trường. Năm nay, do tất cả đều đổi mới khiến học sinh khó khăn trong việc chọn tài liệu học và trường cho bản thân.

“Do các trường đại học chưa biết năm nay điểm chuẩn như thế nào, nên em rất lo sẽ trượt trường đại học em đã lựa chọn thi vào”, em Đỗ Thị Yên (lớp 12 Sinh, THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội) chia sẻ.

Đổi mới trong cách thi đã khiến các học sinh rất khó khăn trong việc tìm tài liệu
để học và ôn (ảnh Nguyễn Đức)

Trường đã đưa ra các đợt thi thử và có mẫu đề cho năm nay nhưng điều đó vẫn khiến Nguyễn Thu Huyền (lớp12 Sinh, THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội) không yên tâm. Huyền cũng chỉ biết ôn theo hướng dẫn chứ không rõ thực chất kỳ thi sắp tới diễn ra như thế nào và kết quả ra sao khi em chọn thi kỳ thi quốc gia.

Chung nỗi lo lắng với Yên, Trần Ngân Hà (lớp 12D2,THPT Yên Hòa, Hà Nội) băn khăn về cấu trúc đề và cách lấy điểm của từng trường sẽ thay đổi như thế nào so với những năm trước.

Thời gian qua, nhiều trường đã tổ chức thi thử tốt nghiệp để thí sinh làm quen với các dạng đề thi. Kết quả thi thử tốt nghiệp lần 2 của trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội vừa qua cũng chỉ đạt 88%.

Theo PGS. Văn Như Cương, năm nay là năm đầu tiên áp dụng cách thi mới nên đây là năm thi cử khó khăn nhất với các thí sinh, đặc biệt là học sinh không phải trường điểm. Do đó học sinh cần ôn luyện kỹ để có kết quả tốt nhất.

Danviet.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”

Error loading media: File could not be played
00:0000:0000:00
00:00
 
Tag: Kỳ thi , thi THPT , THPT quốc gia , Học sinh tìm phương pháp học