Bộ trưởng Phạm Vũ Luận vừa trả lời báo chí về vấn đề thi cử, theo đó ông khẳng định không giới hạn báo chí đưa tin về tiêu cực trong thi cử.
Vụ tiêu cực thi cử chưa từng có trong lịch sử ở kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) năm 2012 - Ảnh: chụp từ clip |
Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn báo giới bên hành lang kỳ họp QH sáng qua về nội dung Văn bản 2998, trong đó đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan truyền thông trao đổi kỹ với cơ quan chức năng trước khi đăng tải các thông tin nhạy cảm liên quan đến thi cử.
Thưa Bộ trưởng, nhiều ý kiến cho rằng Văn bản 2998 của Bộ đã “làm khó” cho báo chí trong việc kịp thời phản ánh những gian lận, tiêu cực trong thi cử. Ông lý giải thế nào trước ý kiến này?
Có ai nói cấm đăng đâu, thậm chí khi các hội đồng trường không đồng ý nhưng chúng tôi vẫn quyết định cho học sinh mang phương tiện ghi âm, ghi hình và phản ánh, đưa tin. Các bạn nếu chắc chắn cái đó thì các bạn cứ đăng. Thậm chí nếu phản ảnh với trường, Bộ, chỗ nào đó người ta nhận tin mà không xử lý thì đăng tiếp, đăng luôn cả cái cơ quan không xử lý những phản ánh (về tiêu cực thi cử - PV) để tạo nên một sức ép cả xã hội đấu tranh chuyện đó, sẵn sàng nhưng thận trọng, đừng có nghe một cái là đưa tin, nhất là lúc các cháu làm bài, nhận thông tin đó là “sốc” không làm bài được.
Nội hàm công văn là đề nghị các địa phương trao đổi để các cơ quan báo chí cân nhắc việc đó để phối hợp và không có giới hạn việc đưa thông tin sai phạm trong thi cử lên mặt báo. Nghĩa là trước khi đăng, hoặc nghe thông tin như học sinh nói có lộ đề thì mình trao đổi với các cơ quan xem thông tin như thế có đúng không? Nếu các bạn cân nhắc đúng rồi các bạn cứ đăng. Chứ đừng có nghe một cái là đăng, mà không thẩm tra gì cả. Chúng ta nên chống tiêu cực trong giáo dục một cách có trách nhiệm, chất lượng để đảm bảo môi trường thi cử cho học sinh được yên tĩnh và chúng ta không bị những thông tin của những người hoặc vô tình hoặc cố ý làm mất ổn định môi trường sư phạm.
Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận
Nhưng để chờ các cơ quan thẩm định xong liệu có bảo đảm được tính thời sự của vấn đề tiêu cực mà báo chí phát hiện?
Không có gì vội trong vấn đề xử lý sai phạm, xử lý thông tin về sai phạm. Nếu đã có chứng cứ thì một hai ngày sau xử lý chứ có mất gì đâu. Còn nếu sau một ngày mà không thể xác minh được nữa thì đó là chúng ta phải rút kinh nghiệm về mặt nghiệp vụ. Đưa ngay lên để người ta “sốc” thì không có lợi.
Vậy Bộ đã xử lý các tiêu cực trong thi cử mà báo chí phản ánh thời gian qua như thế nào?
Phần lớn những cái chúng tôi xử lý vừa rồi là do báo chí đưa tin. Tôi có lời cảm ơn chính thức với cơ quan báo chí bởi những phát hiện do chúng tôi, do ngành tự chủ động phát hiện ra còn ít lắm. Gần đây thì có do các cơ quan của Bộ chủ động phát hiện, chúng tôi đã xử lý một loạt, còn mấy năm trước và vừa rồi báo chí phát hiện nhiều. Trên cơ sở cung cấp của báo chí, nhiều nhà báo cung cấp cho chúng tôi cả băng ghi âm, cả bài viết, tư liệu, các bạn đều công nhận chúng tôi xử lý nghiêm túc. Lực lượng báo chí có thể nói là lực lượng đắc lực phục vụ cho công cuộc đấu tranh chống tiêu cực của ngành giáo dục.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%