Tình hình Ukraine diễn biến phức tạp khi những thỏa thuận khí đốt với Nga không đi tới đâu và quân chính phủ đang đứng trước cáo buộc sử dụng bom chùm tại miền Đông.
Chính phủ Ukraine tuyên bố sẽ điều tra về cáo buộc quân Chính phủ sử dụng bom chùm ở miền Đông |
Đàm phán khí đốt thất bại
Hôm qua (22/10), Ủy viên phụ trách vấn đề năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) Guenther Oettinger cho biết, cuộc gặp ba bên tiếp theo giữa EU-Nga- Ukraine bàn về khí đốt sẽ được tổ chức ngày 29/10 bởi cuộc đàm phán trước đó một ngày đã không ký kết được thỏa thuận chính thức nào.
Theo ông Oettinger, lý do khiến các bên không ký kết được bởi Ukraine không thanh toán cho Nga số tiền nợ 4,5 tỷ USD tiền khí đốt đã mua. Kiev muốn dùng số tiền Nga trả trước cho trung chuyển khí đốt để thanh toán nợ, nhưng không được đồng ý và Nga yêu cầu EU phải là người đảm bảo cho khả năng trả nợ của Ukraine.
Các bên mới chỉ nhất trí được mức giá Ukraine sẽ trả cho Nga là 385 USD/1.000m3 khí đốt với điều kiện phải thanh toán trước. Ông Guenther Oettinger cũng xác nhận từ giờ đến cuối năm tập đoàn Naftogaz (Ukraine) sẽ thanh toán 3,1 tỷ USD trong khoản nợ mua khí đốt và Nga có thể cung cấp thêm 4 triệu m3 khí đốt cho Ukraine trong năm nay.
Từ giữa tháng 6, Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine do không thanh toán được khoản nợ nói trên. Động thái này làm dấy lên lo ngại rằng mùa Đông năm nay, châu Âu sẽ bị thiếu hụt năng lượng bởi 1/3 nhu cầu khí đốt nhập từ Nga, trong đó một nửa được trung chuyển qua Ukraine.
Về phía Nga, Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak cho biết, EU chưa quyết định được nguồn hỗ trợ cho Kiev liên quan đến đảm bảo của các ngân hàng hàng đầu châu Âu, tín dụng bắc cầu, vay của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) hoặc Ủy ban châu Âu (EC), cũng như huy động một công ty châu Âu thay Ukraine làm trung gian mua khí đốt của Nga để bán sang châu Âu.
Điều tra cáo buộc sử dụng bom chùm
Ngày 22/10, các bác sỹ ở Donetsk cho biết, đã điều trị cho một số bệnh nhân bị thương tích bởi bom chùm. Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW), các bằng chứng chỉ rõ quân chính phủ phải chịu trách nhiệm trước một số vụ tấn công bằng bom chùm ở Donetsk.
Một bác sĩ tại Bệnh viện Kalinin cho biết, ông đã gắp nhiều mảnh bom chùm ra khỏi cơ thể những người bị thương. Những mảnh bom này gây vết thương nghiêm trọng và có bệnh nhân bị trúng 20 hoặc 30 mảnh. Một bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện số 17 cũng xác định, cách đây 10 ngày, ông từng phẫu thuật cho bệnh nhân bị trúng mảnh bom chùm.
Phóng viên của AFP cũng được phe ly khai ở TP Makiyivka thuộc Donetsk cho xem những quả đạn pháo chưa nổ bên trong chứa đầy những mảnh kim loại sắc nhọn dài 2 cm. Những quả đạn pháo này có thể phóng đi từ các hệ thống tên lửa Grad và Uragan đặt trên xe tải.
Theo HRW, sử dụng bom chùm tại các khu dân cư là vi phạm luật chiến tranh, bởi sự sát thương khủng khiếp của nó. Đây cũng là tội ác chiến tranh. Công ước cấm bom chùm (CCM) có hiệu lực từ năm 2010, với 114 quốc gia thành viên tham gia. Ukraine không tham gia công ước này.
Phó Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine - Valeriy Chaly hôm qua khẳng định, nếu trong trường hợp bom chùm được sử dụng ở miền Đông, thì đó cũng không phải là do sự ủy quyền của các nhà lãnh đạo chính trị ở Kiev và sẽ thực hiện điều tra vụ việc này.
Trong khi Tổng thống Nga và Ukraine cùng ngày khẳng định sự cần thiết của thỏa thuận ngừng bắn toàn diện thì giao tranh giữa quân chính phủ và phe ly khai vẫn diễn ra hàng ngày, nhất là quanh sân bay chiến lược Donetsk. Khu vực này đã trở thành điểm bị pháo kích ác liệt nhất thời gian qua. 6 tháng qua hơn 3660 người thiệt mạng và con số thương vong giữa hai bên vẫn tăng lên hàng ngày, trong đó có cả dân thường.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%