Cứ đến ngày 20/11, về thăm thầy, thầy lại cười hồ hởi đón tôi: “Học trò cưng từng đánh thầy lại về thăm đây mà!” - anh Đinh Hà Phước, Sơn Trà, Đà Nẵng.
Tôi đã từng lao vào đánh thầy - anh Đinh Hà Phước, Sơn Trà, Đà Nẵng |
Thầy là Nguyễn Phúc Hùng, thầy giáo của tôi khi tôi còn học lớp 9 một ngôi trường nhỏ huyện Sơn Trà (Đà Nẵng). Khi đó, tôi nổi tiếng khắp trường vì những trò nghịch ngợm tai quái, từ ném chuột chết vào ngăn bàn, bôi dầu mỡ lên ghế thầy và đỉnh điểm là lao vào đánh thầy.
Đó là lần tôi trốn tiết thầy đi hái quả trong vườn trường, bị bảo vệ phát hiện, thầy khiển trách trước lớp. Dù thầy nói nhẹ nhàng nhưng vốn thích thể hiện, nhiều sĩ diện, tôi thấy mình bị xúc phạm. Từ đó tôi tìm mọi cách để chọc giận thầy.
Trong giờ ra chơi, nhân lúc các bạn không để ý, tôi lén lấy chuột chết vứt vào ngăn bàn của thầy giáo. Khi thầy lên lớp, phát hiện có mùi, thầy cho cả lớp nghỉ học, nhốn nháo kiểm tra khắp phòng, cuối cùng phát hiện ra xác chuột trong ngăn bàn thầy.
Thầy nhìn quanh lớp một lượt, đến chỗ tôi thì tôi cúi mặt. “Thôi cả lớp vào học, chắc tối qua chuột chui vào đây chết nên có mùi thôi”, thầy nói. Biết thầy không muốn phạt mình, tôi thở phào nhẹ nhõm.
Được đà tôi lại tiếp tục những trò nghịch dại. Tôi lấy dầu từ máy xát gạo ở nhà, nhân lúc thầy không để ý, tôi chà lên ghế. Thầy mải dạy, khi ngồi xuống cũng không nhìn xuống ghế, nên khi đứng dậy viết bài, cả lớp ồ lên: “Quần thầy đầy dầu mỡ”. Thầy loay hoay với cái quần, quyết tâm truy thủ phạm đến cùng.
Cả lớp ai cũng không nhận. Tôi đứng dậy nhận lỗi và hùng hồn nói hết những suy nghĩ về thầy: “Thầy giáo dạy chữ chứ không nên bôi xấu mặt học trò trước lớp”. Thầy bắt tôi viết kiểm điểm, tôi không viết. Thầy bắt tôi úp mặt vào tường, tức quá không chịu được, tôi lao vào đánh thầy.
Các bạn ở lớp đứng dậy can ngăn. Thầy cho cả lớp nghỉ học để thầy nói chuyện riêng với tôi: “Thầy chỉ muốn em tập trung học hành để thi lên lớp 10. Thầy biết với học sinh có cá tính mạnh như em thì sẽ khó chấp nhận, thầy khiển trách em trước lớp cũng chỉ để em tốt lên”, nói rồi thầy cho tôi ra về.
Tôi khép nép đi sau thầy. Đợi hết tiết ra chơi, khi thầy chuẩn bị lên lớp bên cạnh, tôi chạy ra khẩn khoản xin lỗi thầy: “Thầy ơi con biết mình sai rồi. Thầy nhận con một lời xin lỗi”.
Thầy xoa đầu tôi: “Vừa ở phòng hiệu trưởng, thầy không nói những gì em làm với thầy. Chỉ cần em nhận lỗi biết sửa sai. Con người ai cũng mắc sai lầm. Nhưng cái quý giá là người ta nhận ra sự sai lầm đó. Tương lai trò còn dài, trò lại là học sinh có năng lực, hãy cố gắng rèn luyện đạo đức. Con người quý giá nhất là đạo đức. Sau này ra ngoài đời, có tài mà không có tâm thì sẽ hỏng”.
Những lời thầy giáo nói đã làm tôi thức tỉnh. Suốt 20 năm qua, câu chuyện nghịch dại ngày nào vẫn được nhắc lại rôm rả mỗi năm chúng tôi về thăm thầy.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?