Tại buổi làm việc, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM phản ánh lực lượng giám thị, bảo mẫu… đóng góp rất lớn cho ngành giáo dục.
Đội ngũ làm công tác bảo mẫu không được hưởng bất kỳ chính sách gì - Ảnh minh họa |
Họ là người làm những công việc thầm lặng mà không được xã hội thừa nhận bằng một chế độ chính sách cụ thể. “Luật giáo dục nói nhà giáo là người trực tiếp đứng lớp giảng dạy, mới được hưởng thâm niên, phụ cấp ưu đãi. Vì vậy, đội ngũ làm công tác nói trên đã không có định biên nên cũng không được hưởng bất kỳ chính sách gì”, ông Sơn nói.
Với đội ngũ bảo mẫu, bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng Giáo dục Q.5 chỉ ra sự vênh nhau giữa quy định và thực tế: “Bộ GD-ĐT khuyến khích các tỉnh thành tổ chức học 2 buổi/ngày. Nhưng khi tổ chức phát sinh các lớp bán trú vậy thì kinh phí phải làm sao đảm bảo cho việc thuê bảo mẫu, cấp dưỡng”.
Một vấn đề được nhiều cử tri đặt ra là hiện nay ngành giáo dục chưa có một cơ chế thực sự hấp dẫn để thu hút người tài. Hay nói đúng hơn, là người ta sợ... được lên chức. Bằng chứng là những giáo viên giỏi, có năng lực đã phải “chạy trốn” sự đề cử hoặc đề bạt về phòng, sở làm việc. Lý do được đưa ra là càng lên chức thì càng thiệt thòi. “Những giáo viên ưu tú, có chuyên môn cao khi được chọn về phòng, sở công tác thì từ chối. Bởi khi đó họ mất hết phụ cấp thâm niên, ưu đãi khi đứng lớp”, bà Phạm Thị Huệ, Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng (Q.3) nói.
Đối với giáo viên dạy học sinh hòa nhập, ông Lê Thái Minh Hầu, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Quốc Toản (Q.5), cũng tỏ ra băn khoăn trước những chế độ chính sách chưa sát với thực tế. Từ hoạt động của cơ sở, ông Hầu dẫn chứng: “Quy định của Bộ nêu rõ, mỗi lớp biên chế tối đa 2 học sinh hòa nhập. Từ đó, mỗi giáo viên đứng lớp hưởng chế độ phụ cấp không quá 2 học sinh với số tiền 260.000 đồng/tháng. Cũng như vậy thì ở bậc học THCS, học sinh học bao nhiêu môn thì bấy nhiêu giáo viên được hưởng khoản phụ cấp này là 320.000 đồng/tháng. Rõ ràng, giáo viên tiểu học phải dạy nhiều môn nhưng thiệt thòi hơn rất nhiều.
Tiếp nhận những ý kiến của cử tri, ông Huỳnh Thành Lập, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, cho biết: “Đại biểu Quốc hội TP sẽ tổng hợp và trình Quốc hội những vấn đề mà các cử tri nêu ra trong kỳ họp khai mạc ngày 21.10. Sau khi kỳ họp này kết thúc vào ngày 6.12, đoàn sẽ có buổi làm việc để phản ánh kết quả”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?