Chiến trường K: Chuyện bây giờ mới kể (4)
Thứ sáu, 20/01/2012 21:12

Dân tộc và nhân dân Campuchia đã hồi sinh và đang làm hết sức mình để khắc phục hậu quả mà chế độ Pol Pot để lại.

Bài 4: Hồi sinh từ đống tro tàn

Tinh thần đoàn kết yêu nước của nhân dân Campuchia và sự giúp đỡ lớn lao của quân tình nguyện Việt Nam đã làm nên chiến thắng ngày 7/1/1979, đưa đất nước và nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, khép lại một thời kỳ đen tối, mở ra một trang sử mới độc lập, hòa bình, tự do, dân chủ, ổn định và phát triển xã hội.

Dân tộc và nhân dân Campuchia đã hồi sinh và đang làm hết sức mình để khắc phục hậu quả mà chế độ Pol Pot để lại. 33 năm qua, nhân dân Campuchia đã phục hồi và phát triển tất cả các lĩnh vực và khu vực, xoá nạn đói, từng bước phát triển nền kinh tế đáp ứng những nhu cầu của nhân dân.

Hình ảnh Campuchia trước năm 1979 (Ảnh tư liệu):

 Những đứa trẻ hoặc là bị bắt làm lính PolPot hoặc là bị dồn vào trại tập trung.

 Người dân bị bắt, tù đầy không cần lý do.

 

Pol Pot, kẻ thủ ác, vẫn trốn chui lủi trong rừng gần biên giới Thái Lan - trả lời phỏng vấn của hãng tin ABC. Hắn chết trong bệnh tật và cô đơn vào năm 1999.

Ngày 12/5/1978, tại Suối Râm (Long Giao, Cẩm Mỹ, Đồng Nai), lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia được thành lập gồm hơn 200 người lấy phiên hiệu là Đoàn 125 do chính Hun Sen (hiện là Thủ tướng Campuchia) làm Chỉ huy trưởng. Đây là đơn vị tiền thân đầu tiên của quân đội Campuchia.

Năm 1979, quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng cách mạng Campuchia đã sát cánh phối hợp tiến công đánh vào thủ đô Phnom Pênh.

Ngày 7/1/1979, cùng với sự giúp đỡ của Việt Nam, Campuchia được giải phóng khỏi chế độ Pol Pot. Trong ảnh là lễ diễu binh ngày chiến thắng.

 Nhân dân Campuchia vui mừng đón quân giải phóng.

Hình ảnh đất nước Campuchia ngày nay (Ảnh Hà Dương):

Một góc Phnom Penh: kiến trúc cổ xen lẫn những ngôi nhà hiện đại cao tầng (chụp từ khách sạn Favor).

 

Xe Tuk-tuk vẫn là phương tiện đi lại tiết kiệm nhất và phổ biến nhất dành cho du khách khi đến Phnom Penh.

Xe bán hàng rong, chủ yếu là đồ ăn, rong ruổi trên các con phố, ngõ hẻm bất kể ngày đêm.

Những siêu thị của người Việt, có đầu đủ từ cà pháo, rau muống đến những bộ cánh đắt tiền.

 Tượng đài Sư tử vàng - biểu tượng của thành phố Sihanoukville.

Những bé gái Campuchia rạng rỡ với vũ điệu Apsara – di sản tinh thần vô giá của đất nước chùa tháp.

 

Đất Việt
Tag: Chiến trường K , Chiến tranh biên giới Tây Nam , Lịch sử , Hồ sơ , Tư liệu , Campuchia , Họa diệt chủng