Trong số những thủ khoa tuyển sinh đại học năm 2013, có không ít thủ khoa mồ côi cha, mẹ rất đáng cảm phục với thành tích xuất sắc.
Cường "đô la" (phải) còn là bí thư Đoàn năng nổ trong các hoạt động của trường lớp. |
Thời gian qua, dư luận hết sức quan tâm đến trường hợp của không ít các tấm gương thủ khoa ĐH 2013 có hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Ý chí, nghị lực và quyết tâm vượt lên số phận để đạt thành tích cao trong học tập của những thủ khoa nói trên là tấm gương đáng học hỏi đối với thế hệ trẻ.
Cường “đô la” nghèo nhất
Cường “đô la” là biệt danh bạn bè đặt cho Lê Minh Cường thủ khoa trường ĐH Sư phạm TP.HCM với 28,5 điểm. Sinh ra trong gia đình thuần nông, thuộc diện khó khăn nhất của xã. Năm lên 4, bố của Cường mất vì bị ung thư phổi khi đó trong nhà đến chiếc ti vi là tài sản quý nhất cũng bán đi để lo liệu bệnh tình. Còn lại bốn mẹ con ở trong ngôi nhà nhỏ cạnh rẫy mía, cuộc sống hàng ngày phụ thuộc vào rẫy mía thuê của nông trường. Sau những buổi tới trường em còn đi câu cá, bắt cua mang ra chợ bán mua gạo. Kỳ nghỉ hè của em là những buổi chăn dê thuê trên cánh đồng cho những người trong ấp để kiếm thêm tiền mua sách vở cho năm học mới.
Năm thi vào lớp 10, Cường đỗ trường chuyên Lương Thế Vinh tỉnh Đồng Nai. Nhưng vì không muốn gia đình khó khăn thêm nên khi nhận được học bổng toàn phần của trường tư thục Quốc Văn em đã quyết định theo học ở đây. Hiểu được cuộc sống vất vả từ nhỏ nên Cường luôn ý thức phải học tập giỏi để thoát nghèo, và kết quả sự cố gắng em đạt được là: Năm lớp 11, đoạt giải nhất môn Toán kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố dành cho học sinh lớp 12. Kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm sau, em lại đạt danh hiệu thủ khoa môn Toán và giải nhất môn Vật lý.
Sau hôm thi đại học xong, Cường lại về quê phụ mẹ gặt lúa. Mẹ Cường năm nay đã gần 60 tuổi vẫn làm thuê rẫy mía cho nông trường gần nhà. Nhà Cường chỉ có một sào ruộng, đàn gà và hai con heo. “Em cố gặt cho xong ruộng lúa của nhà rồi đi gặt thuê, chăn dê thuê cho người trong ấp, kiếm tiền lên thành phố học đại học”, Cường nói.
Cường chia sẻ sau khi nhập học sẽ cố gắng đi gia sư để trang trải cuộc sống sinh viên.
Học tốt để làm món quà tặng mẹ
Đó là chia sẻ của Nguyễn Hoàng Nam thi khối A1 đã giành vị ngôi vị thủ khoa Đại học Bách Khoa TP.HCM với 29 điểm.
Chàng thủ khoa còn có một bảng thành tích xuất sắc trong quá trình học tập ở trường là đạt giải Vàng môn Toán tại kỳ thi Olympic Truyền thống 30/4 năm lớp 10, 11. Năm học lớp 11, Nam đạt giải Nhất môn Toán cấp thành phố và giải Khuyến khích cấp quốc gia. Trong năm học 12, Nam cùng lúc đạt giải Nhất môn Toán và môn Vật lý cấp thành phố. 12 năm liền em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Đạt được những gì như ngày hôm nay ngoài nỗ lực phấn đấu của bản thân bên cạnh em luôn có người mẹ để tư vấn cho em.
Trước khi thi đại học Nam cũng đặt mục tiêu thủ khoa với ước mơ trở thành kỹ sư xây dựng được hình thành qua những lần xem các chương trình ti – vi từ lúc bé. Tâm sự của em khi biết điểm: “Em dành rất nhiều thời gian để đầu tư cho các môn thi đại học năm nay. Em cố gắng đạt thủ khoa để làm món quà tặng mẹ. Trước đó, mẹ em khuyên rằng, thủ khoa hay không quan trọng, quan trọng nhất là phải cố gắng hết sức là được”. Bố của em trong ngành Công an làm việc ở TP.HCM, nhưng trong một tai nạn giao thông bố của em đã ra đi mãi mãi, mồ côi cha từ khi còn trong bụng mẹ mới được một tháng. Lớn lên trong tình yêu thương bao la của mẹ, em hiểu gánh nặng của mẹ và ý thức được trách nhiệm của mình nên em luôn cố gắng tự lập, quyết tâm học tập để mẹ vui lòng. Trong cuộc sống hàng ngày, có tâm sự hay quyết định gì quan trọng Nam đều nhờ mẹ tư vấn của, mẹ Nam cũng rất tin tưởng và ủng hộ em. Ngoài giờ học thì Nam còn phụ mẹ nấu nướng, việc nhà xem đó như thời gian giải lao sau học tập.
Dự định của em sắp tới khi vào trường đại học, Nam cho biết: “Nhà em sẽ mua máy tính và nối mạng để phục vụ việc học tập. Em cũng đã lên kế hoạch đi làm gia sư để kiếm thêm thu nhập để hỗ trợ mẹ kinh phí học tập. Ngoài ra, em cũng ưu tiên học tiếng Anh và cố gắng học thật tốt để có cơ hội đi du học”.
Cô thủ khoa mồ côi và ước mơ làm công tác xã hội
Cũng mất bố từ năm 6 tuổi, gia đình cô nữ sinh Tạ Thị Tâm (Trường THPT Yên Mô B, Ninh Bình) – thủ khoa ĐH Hồng Đức khó khăn khi một mình mẹ em phải nuôi 4 chị em ăn học. Sau khi bố Tâm mất, mọi công việc hàng ngày đều là mẹ và 2 chị cả làm, khi lớn lên một chút Tâm cũng biết phụ mẹ việc cấy hái, chăm em út, giặt giũ và nấu cơm. Gia đình làm ruộng, nên mỗi khi mùa vụ, công việc cấy hái, gặt lúa thì cả nhà làm việc không nghỉ ngơi, có những hôm Tâm và mẹ đi ra đồng gặt lúc 3h sáng.
Tuy cuộc sống ngày một khó khăn nhưng mẹ em vẫn cố gắng nuôi các con ăn học, bù lại là niềm vui con cái học tốt. Năm học vừa qua, Tâm được giải Ba môn Địa lý của tỉnh. Nói về lựa chọn trường thi cho mình Tâm chia sẻ: “Vì gia đình khó khăn, nên mong muốn của em là thi vào trường An ninh, nhưng khi đi khám sức khỏe thì em lại thiếu chiều cao. Em quyết định đăng ký vào ngành xã hội học, đó là ước mơ của em, sau này em muốn làm công tác xã hội, được chăm sóc trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi… những người không nơi nương tựa”.
Trong khi mọi người đến chúc mừng cho em thì mẹ em và gia đình cũng mang nỗi niềm lo âu về ngày em đến trường nhập học. Gia đình thuộc diện nghèo, mẹ em tuổi cũng đã cao, để bước tiếp con đường mình đã chọn chắc em cần sự giúp đỡ và cố gắng của bản thân nhiều.
Chưa đầy hai năm mồ côi cả cha và mẹ
Là em út trong một gia đình có 4 chị em nên Hướng được bố mẹ và các anh chị chiều chuộng, nhưng vào năm học lớp 9 Hướng đã phải chịu nỗi đau lớn.
Cuối năm đó, mẹ Hướng đột ngột đổ bệnh. Căn bệnh ung thư gan đã cướp đi sinh mạng của mẹ em chỉ sau gần nửa năm phát hiện bệnh, tiền của tích góp được đều được dùng cho những đợt xạ trị kéo dài sự sống. Kinh tế gia đình sa sút, chỉ trông vào 8 sào ruộng và số tiền phụ cấp ít ỏi của bà bội. Sau này bố của em phải lao động vất vả hơn để nuôi 4 chị em ăn học.
Sau gần một năm mẹ mất, bố Hướng cũng phát bệnh. Chưa đầy hai năm, bố em cũng ra đi vì căn bệnh ung thư tụy. Các chị gái vừa học vừa kiếm tiền nuôi em, ở cùng bà nội nên ý thức được nỗi đau của bà vì thế nên không cần phải ai uốn nắn em cố gắng nỗ lực hơn các bạn cùng trang lứa. Với thành tích 12 năm là học sinh giỏi là niềm an ủi lớn của bà.
Hướng chia sẻ: “Em luôn nhớ lời bà dặn, bà luôn động viên chị em em phải sống có ích, em nhớ như in lời bà nói, 'các bạn có cha có mẹ sống còn không ra gì, con học giỏi ngoan ngoãn là bà mừng, bà thêm tuổi thọ'. Đấy luôn là động lực sống của em”.
Trong kỳ thi đại học vừa qua Hướng chỉ xác định thi khối A chỉ để thử sức tập luyện cho khối B. Vì em xác định đi thi Đại học Y với mong muốn trở thành bác sĩ giỏi chữa bệnh cho mọi người. Hướng không ngờ em lại đứng đầu danh sách của Học viện Bưu chính Viễn Thông, với các điểm số cao, Toán 8,5, Lý 9, Hóa 9,5 điểm.
Tâm sự về dự định sắp tới của em là sẽ cố gắng học tập và kiếm việc làm thêm. Và tự hứa sẽ cố gắng một tuần về với bà một lần để bà vui.
Trên con đường đến giảng đường sắp tới của các thủ khoa vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng chắc chắn rằng với nghị lực và lòng quyết tâm của bản thân, các thủ khoa này sẽ vượt qua và đạt được nhiều thành công.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- 8 trường hợp viên chức bị tinh giản biên chế theo quy định mới nhất, là ai?
- Loại gỗ đắt nhất thế giới được mệnh danh là 'vàng xanh', Việt Nam sở hữu có giá lên tới 20 tỷ đồng/kg
- Đàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền, nguyên nhân gây ngỡ ngàng
- Tuổi nào phạm Kim Lâu năm 2025? Cách tính tuổi Kim Lâu để tránh làm nhà
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2025? Năm nay người Việt sẽ không được đón đêm 30 giao thừa Tết
- Khám phá viễn cảnh 'hồi sinh' khó tin của sông Tô Lịch qua công nghệ AI