"Gia đình không mong gì hơn, tha thiết mong cháu được ưu tiên không phải đi nghĩa vụ".
Gia đình và người thân của Tiến lo lắng về tin cháu sẽ tạm dừng việc học để nhập ngũ |
Bác Nguyễn Hữu Định, bố của em Nguyễn Hữu Tiến – thủ khoa ĐH Y Hà Nội bày tỏ sự lo lắng, buồn rầu và ngỡ ngàng trước thông tin con mình sẽ đi bộ đội thay vì đi học Đại học Y mà cháu mơ ước.
Gia đình ngỡ ngàng
Mấy ngày gần đây, ở thôn Động Phí, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội xôn xao trước thông tin cậu bé thủ khoa ĐH Y 29,5 điểm Nguyễn Hữu Tiến nhận được giấy trúng tuyển sức khỏe thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự năm 2013 mặc dù đã đỗ Đại học Y Hà Nội.
Băn khoăn, không biết sự tình thế nào, bà con họ hàng, làng xóm, thầy cô đến hỏi han, động viên Tiến và lo lắng liệu Tiến có được ưu tiên đi học thay vì đi nghĩa vụ hay không.
Trò chuyện với bác Nguyễn Hữu Định (bố của em Tiến) vào chiều ngày 2/8, bác nói mình đang đi làm xa quê nên hôm nay mới nghe tin con sẽ đi bộ đội mà không được đi học đại học. Bác cho biết, nghe tin là vội vàng về quê để bàn luận với họ hàng, thầy cô cho rõ sự tình, tìm cách giải quyết.
“Tôi mới nghe tin sáng nay, ngỡ ngàng quá, không hiểu chuyện như thế nào. Tôi nghĩ, người ta đưa giấy nhập học là học, sao giờ lại có giấy gọi nhập ngũ cháu đi bộ đội. Tôi cũng chỉ là người đi làm thuê, làm mướn, có biết được quy định mới nào đâu. Giờ thằng Tiến đã đỗ thủ khoa sao lại phải đi bộ đội, tôi đang lo lắng lắm”, bác Định thật thà nói.
Bác Định kể lại, từ ngày đưa hai anh em đi thi bác chưa về nhà, mừng tủi nghe tin con đỗ thủ khoa ĐH Y, bác chỉ mới chúc mừng con qua điện thoại chứ chưa về quê được vì miếng cơm manh áo, bươn chải trên thành phố cóp nhặt từng đồng nuôi con học đại học.
“Nghe tin hai anh em đỗ đại học, tôi vừa mừng vừa lo vì không biết có tiền cho hai đứa đi học hay không. Đỗ thủ khoa đã mừng, giờ lại vướng vào việc đi quân sự lại càng khó khăn hơn. Thời của chúng tôi, mà năm ngoái tôi vẫn thấy nếu ai đi học đại học thì không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa mà.
Nhà nước sao không ưu tiên cháu? Cháu nỗ lực 12 năm học để đỗ ĐH Y Hà Nội, giờ cháu phải hoãn lại. Nếu đi bộ đội thì học cấp 2, cấp 3 làm gì, cho cháu đi làm còn hơn”, bác Định thở dài buồn rầu nói.
Theo quy định mới về nhập ngũ (Thông tư 13 của Bộ Quốc Phòng) trong cùng một thời điểm nếu nhận được giấy báo nhập học và lệnh nhập ngũ thì phải chấp hành lệnh nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Không hiểu cụ thể về quy định này, bố của Tiến vẫn rất ngỡ ngàng và không tin rằng đỗ thủ khoa mà vẫn đi bộ đội. Bác Định bày tỏ mong muốn làm cách nào để con được học đại học năm nay chứ không tạm hoãn lại 2 năm sau.
“Tha thiết mong nhà nước ưu tiên cho cháu đi học”
Về việc tạm hoãn 2 năm học để nhập ngũ, người cha nghèo băn khoăn bày tỏ: “Giờ bảo con mình đi nghĩa vụ quân sự, tôi thấy khó nói quá. Cháu nỗ lực 12 năm, gia đình không muốn con đi.
Ai có con thì sẽ hiểu sự vất vả, ước muốn của con mình, gia đình không muốn việc học của con bị dừng lại, dang dở. Gia đình nghèo nên chỉ mong con học hành thành đạt, có tấm bằng đại học sớm, thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn. Giờ cháu đi bộ đội không biết làm sao”.
Được biết, gia đình bác Định có 2 người con lớn (chị gái của Tiến) đang học đại học, cao đẳng và để có tiền đưa hai anh em đi thi, lo cho con học đại học, gia đình đã bán cặp bò, chưa kể khoản nợ gần 100 triệu trước đó.
“Vợ chồng tôi không có tiền nhưng cũng cố xoay xở cho con đi học. Cuộc sống ở quê nghèo, mấy sào ruộng, con cái học hành thì ra ngoài này kiếm sống, bơm vá xe, ai thuê gì làm nấy.
Mình đã khổ nhưng hai vợ chồng tính toán cho con cái học hành. Đỗ đại học cũng mừng nhưng cũng nghĩ, đêm nằm trằn trọc làm sao cho cháu học đầy đủ, thiếu thì vay mượn. Giờ lại đến việc nay, gia đình thấy buồn, trong người cũng không được thỏa mái, lo lắng cho cháu”, bác Định tâm sự.
Thương con, mẹ Tiến nghẹn ngào nói: “Bây giờ, em Tiến không được đi học thì cháu sẽ mặc cảm với em trai mình, với các bạn lắm. Vì vậy, gia đình không mong gì hơn, tha thiết mong cháu được ưu tiên không phải đi nghĩa vụ, giúp cháu được đi học để trở thành bác sĩ cứu người như niềm mơ ước từ lâu của cháu”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Vì sao Đông chí 2024 đặc biệt nhất trong nhiều năm trở lại đây, ngày này cần kiêng kỵ gì?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn