“Bộ đã thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của Thủ tướng trên tinh thần không để học sinh, sinh viên nào bỏ học vì lý do tài chính”.
Thứ trưởng Trần Quang Quý |
Không để sinh viên nghèo phải bỏ học
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cho biết, Bộ đã hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của Thủ tướng trên tinh thần không để học sinh, sinh viên nào bỏ học vì lý do tài chính.
Hàng năm, Bộ có văn bản chỉ đạo công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về chương trình tới toàn thể học sinh, sinh viên. Ban hành các văn bản chỉ đạo, yêu cầu các trường sớm cấp giấy chứng nhận cho học sinh, sinh viên để làm thủ tục vay vốn.
Những học sinh, sinh viên nào chắc chắn được lên lớp, tiếp tục học phải cấp giấy chứng nhận sớm cho các em để làm thủ tục vay vốn.
Thứ trưởng Trần Quang Quý cũng cho biết, thường vào đầu năm học mới, các học sinh, sinh viên thường chậm nhận được tiền vay. Trước thực tế này, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các trường có chính sách giãn thu cho các em. Các em thuộc diện cho vay theo Quyết định 157 sẽ được đóng tiền sau.
“Chúng tôi đã đề nghị các trường cùng chia sẻ khó khăn với nhà nước, không bắt các em phải nộp ngay. Các em nào diện gia đình nghèo, chưa có điều kiện đóng thì cho các em đóng sau. Các em bị trường thúc ép thì hãy phản ánh với Bộ GD-ĐT” . Thứ trưởng Trần Quang Quý nhấn mạnh.
Trước thông tin đã có hơn 1.000 học sinh, sinh viên phải bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn, Bộ GD-ĐT đã kiểm tra, số lượng này chỉ khoảng 1.000 nhưng rải rác ở các trường. Theo thống kê, các em bỏ học có nhiều lý do khác nhau, có thể có công việc hay do điều kiện bố mẹ ốm phải nghỉ để chăm sóc…, không có học sinh theo diện vay vốn.
“Chúng tôi đã đề nghị các trường cùng chia sẻ khó khăn với nhà nước, không bắt các em phải nộp ngay. Các em nào diện gia đình nghèo, chưa có điều kiện đóng thì cho các em đóng sau. Các em bị trường thúc ép thì hãy phản ánh với Bộ GD&ĐT” .
Đủ 2.500-3.000 tỷ đồng cho vay
Trước những băn khoăn Ngân hàng Chính sách xã hội thiếu vốn để học sinh, sinh viên vay ưu đãi gây lo lắng cho các em và gia đình, ông Nguyễn Ngọc Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính khẳng định: Chính phủ đã cân đối đủ vốn cho ngân hàng chính sách xã hội thực hiện giải ngân cho chương trình.
Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng sau khi báo cáo UBTVQH đã ký Quyết định dành 2.500 tỷ đồng từ nguồn vốn giảm nghèo của Ngân hàng thế giới (WB) để dành cho ngân hàng chính sách xã hội giải ngân cho sinh viên. Cộng với nguồn thu nợ rất tốt từ chương trình cho vay trong các kỳ vừa qua, nếu nhu cầu cho vay từ khoảng 2500-3.000 tỷ đồng trong học kỳ này thì đã đủ nguồn.
1 triệu/tháng liệu có đủ?
Theo phản ánh của bạn Nguyễn Ngọc Quỳnh, giá điện 3.500đ/kWh, phòng trọ 450.000 đồng/ tháng..., mà Nhà nước chỉ cho sinh viên vay 5 triệu đồng/học kỳ thì không đủ chi trả.
Ông Nguyễn Ngọc Anh Trả lời băn khoăn này của sinh viên, ông Nguyễn Ngọc Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính chia sẻ “Câu chuyện tính toán rà soát cho vay trong quá trình học đã phát sinh ngay từ những ngày đầu thực hiện chương trình này…
Trải qua các năm, từ năm 2007 khi bắt đầu cho vay tối đa 800.000 đ, năm 2009 thì điều chỉnh mức vay lên 860.000đ, năm 2010 điều chỉnh 900.000đ và từ năm 2011 đến nay thực hiện mức cho vay tối đa 1 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên".
Ông Nguyễn Ngọc Anh cũng cho rằng: “ Chúng tôi rất thống nhất trong bối cảnh giá sinh hoạt cao, thì con số 1 triệu đồng không phải là cao. Tuy nhiên xét từ mục tiêu của chương trình là kêu gọi xã hội hóa, nhà nước hỗ trợ một phần, gia đình, xã hội tham gia một phần để đảm bảo nguồn vốn chung cho học sinh đi học chứ không chỉ dựa vào nguồn vốn nhà nước.
Với con số tối thiểu ban đầu là 800.000 đồng/tháng, với nhu cầu sinh viên trong 1 chu kỳ cho vay 5 năm thì con số nguồn vốn dành cho chương trình đã lên tới từ 45.000-50.000 tỷ đồng”.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng ây là con số rất lớn, nếu điều chỉnh mức cho vay, Bộ Tài chính đã tính toán cân nhắc sợ rằng ảnh hưởng tới tính khả thi của chương trình. Do vậy, Bộ Tài chính vẫn duy trì mức tối đa là 1 triệu đồng/tháng.
“Khi chúng tôi tính toán, nếu một gia đình có 1 con em đi học trong 5 năm vay mức tối đa này thì sau 5 năm dư nợ đã là 50 triệu đồng. Có 2 em đi học đã mất 100 triệu đồng và với một gia đình nghèo ở địa phương với dư nợ 100 triệu đồng là con số tương đối lớn.
Cho nên việc tính toán mức cho vay cũng phải tính tới khả năng trả nợ của gia đình học sinh, sinh viên trong bối cảnh khó khăn này. Thực sự dư nợ mà lớn sẽ là gánh nặng đối với các gia đình, cũng sẽ ảnh hưởng tới quyết định nhập học của học sinh, sinh viên nữa.
Tôi khẳng định Bộ Tài chính, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành theo dõi chặt chẽ biến động của giá cả thị trường để có thể trình Chính phủ ban hành mức điều chỉnh phù hợp và khả thi trong trường hợp cần thiết”. Ông Nguyễn Ngọc Anh khẳng định.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?