Chiều nay 22/1, Bộ GD- ĐT vừa công bố một số điều chỉnh, bổ sung đối với kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013.
Các đại biểu dự hội nghị Thi và tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 (Ảnh: Phạm Thinh) |
Cuối giờ chiều nay 22/1, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã phát biểu kết luận Hội nghị thi và công tác tuyển sinh 2013 trong đó khẳng định việc tuyển sinh 2013 về cơ bản giữ ổn định như những năm trước.
Năm 2013, Bộ GD-ĐT có điều chỉnh, bổ sung đối với kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013 như sau:
Bổ sung chấm thanh tra
Bổ sung Ban chấm thanh tra trực thuộc Hội đồng tuyển sinh trường. Ban chấm Thanh tra có nhiệm vụ tổ chức chấm thanh tra ít nhất 10% số bài thi của mỗi môn thi tự luận.
Bổ sung chế tài xử lý cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn đối với Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh và những cá nhân, đơn vị liên quan nếu để sai sót, không đúng quy định trong công tác chấm thi.
Chấn chỉnh liên thông
Bổ sung đối tượng dự thi tuyển sinh liên thông, là những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi có nguyện vọng học liên thông lên trình độ cao đẳng hoặc đại học.
Những thí sinh này phải dự thi các môn văn hóa hoặc năng khiếu theo quy định của khối thi tương ứng với ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy.
10 trường nghệ thuật tuyển sinh riêng
10 trường nghệ thuật sẽ có cơ chế tuyển sinh riêng 2013
Thí điểm cho 10 trường thuộc khối Văn hóa - Nghệ thuật tuyển sinh riêng. Cụ thể: các trường có tuyển sinh ngành đào tạo thuộc khối Văn hóa (khối C), không tổ chức thi, chỉ xét tuyển dự vào kết quả thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT.
Các trường có tuyển sinh ngành đào tạo thuộc khối Nghệ thuật (khối H, N, S), chỉ tổ chức thi các môn năng khiếu; xét tuyển môn Ngữ văn dựa vào kết quả thi tốt nghiệp và điểm trung bình 3 năm học THPT.
Các trường thuộc khối Văn hóa - Nghệ thuật được giao thí điểm thi tuyển sinh riêng xây dựng phương án, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt trước ngày 31/01/2013 và báo cáo Bộ GD-ĐT.
Rút ngắn thời gian xét tuyển trước 1 tháng
Bộ GD-ĐT tiếp tục giao các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác xét tuyển, có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, nhưng thời gian xét tuyển mỗi đợt ít nhất là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển 20/8/2013.
Thời hạn kết thúc xét tuyển là 30/10/2013 (Tức là sớm hơn năm trước 1 tháng).
Mở rộng đối tượng ưu tiên vào đại học
Bộ GD-ĐT bổ sung một số chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013 như sau: Tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ những học sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và Quốc tế; học sinh đoạt giải hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật quốc tế, đã tốt nghiệp trung học.
Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và học sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ, được ưu tiên xét tuyển vào học và phải học dự bị 6 tháng.
Các trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1,0 điểm và phải học dự bị 6 tháng.
Tăng chỉ tiêu nông lâm – thủy sản- y dược
Về chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013: Giữ ổn định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013 và khuyến khích các trường thay đổi về cơ cấu theo hướng tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành mà xã hội có nhu cầu cao về nhân lực thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, nông lâm, thủy sản, y dược, nghệ thuật;...
Chỉ tiêu liên thông đại học, cao đẳng chính quy được xác định trong tổng chỉ tiêu đại học, cao đẳng chính quy của trường và chiếm không quá 20% tổng chỉ tiêu này; chỉ tiêu hệ vừa học vừa làm, liên thông, văn bằng hai theo hình thức vừa học vừa làm tiếp tục được xác định tối đa bằng khoảng 50% so với chỉ tiêu chính quy.
Tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp trong các trường đại học theo lộ trình giảm 20%/năm và chấm dứt đào tạo trung cấp trong các trường đại học trước năm 2017.
Bộ thành lập hội đồng chấm thẩm định và tổ chức chấm thẩm định bài thi tự luận, công bố công khai kết quả chấm thẩm định, kết quả chấm thẩm định là kết quả cuối cùng bài thi của thí sinh.
Ngoài những nội dung được đa số các đại biểu tán thành tại hội nghị, một số nội dung được Bộ GD-ĐT sẽ xem xét thực hiện như:
Bộ GD-ĐT sẽ đề nghị Bộ Tài chính nâng lên lệ phí tuyển sinh từ 80 nghìn đồng thành 100 nghìn đồng/hồ sơ giúp các trường khó khăn hơn.
Bộ GD-ĐT cũng sẽ tiếp tục xin ý kiến các đại biểu và các trường về phương thức xác định điểm sàn cho hợp lý nhất và đảm bảo việc xã hội có thể giám sát được chất lượng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Ngành học cần 10.000 nhân lực mỗi năm, thu nhập 60 triệu đồng/tháng, được Bộ Giáo dục đề nghị miễn, giảm học phí
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM