Ngày ấy, sau khi tốt nghiệp THCS, bố bị bệnh, mẹ một mình lăn lộn với cuộc sống mưu sinh để lo cho mấy chị em ăn học.
![]() |
Tri ân thầy cô (Ảnh minh họa) |
Vì lớp bổ túc ngày ấy học một tuần ba ngày, hai năm ba lớp. Trong lớp có 33 thành viên với đủ thành phần công việc. Anh Ngọc là Trưởng Công an xã, anh Hy Trưởng trạm Y tế, nhiều chị là giáo viên mầm non, nhiều anh là bộ đội xuất ngũ.
Có chị Tuyết, anh Phúc tốt nghiệp bổ túc xong, công tác thêm năm năm là về hưu. Nhiều học sinh lớn tuổi hơn các thầy cô đứng lớp. Thế mà tôi là cô học trò nhỏ tuổi nhất, là cô bé nhỏ nhất trong lớp bổ túc khóa đầu tiên mở tại huyện Quảng Điền.
Mấy anh chị trong lớp nói: “Thầy Phan Dũ là Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên, cũng là giáo viên dạy văn của lớp mình, thầy rất sâu sắc, đầy tình người đấy em à”.
Ấn tượng buổi học đầu tiên của tôi là thầy rất gần gũi và thân thiện. Từ Quảng Thái về lớp học cách 12 km, đường đi lởm chởm toàn đá tổ ong, nhiều lần tôi cùng chị Cúc bị trễ học vì lốp xe đạp bị thủng, thế mà thầy không quảng ngại giảng lại bài. Thầy ghé lên thăm nhà tôi, tận tình chỉ bảo cho tôi rất nhiều điều. Chị Hồng Anh nói: “Chị rất thương bố chị, nhưng chị em mình cứ xem thầy giống như người bố thứ hai Hảo nhé!”. Thế là tôi và chị Hồng Anh đều thống nhất xem thầy như người bố thứ hai của mình, và điều đó như là bí mật của hai chị em.
Khi biết mình không đủ tuổi để thi tốt nghiệp, tôi rất buồn và khóc, nhưng nhờ thầy và thầy Duyên đã động viên an ủi, giúp đỡ làm các thủ tục giấy tờ. Nhiều lúc tôi nghĩ nếu như ngày ấy không có thầy khích lệ và định hướng, không biết ngày hôm nay tôi có được công việc ổn định như bây giờ không?
Ra trường và đi làm, công việc bận rộn cuốn phăng đi tất cả mọi thứ, kể cả sự hờ hững và vô tâm của mình đối với người thầy năm xưa. Nhiều lúc tôi chạy xe, quay đầu nhìn vào lớp học với những hồi ức kỷ niệm, cái lớp học hoen ố vôi vữa tạm bợ năm nào giờ thay vào ngôi trường bổ túc hai tầng khang trang lộng lẫy, thầy vẫn là Giám đốc của trung tâm, hàng ngày với những nhiệt huyết cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục.
Nhiều lần em muốn vào thăm thầy, nhưng rồi cứ viện cớ công việc và khất lần mãi. Anh Lượng, anh Dũng, anh Quân… và hầu như tất cả các thành viên trong lớp ngày ấy đều rất thành đạt trong công việc hôm nay, không biết các anh chị trong lớp vào những ngày lễ có ai về thăm Thầy không? Hay là lãng quên và đỗ lỗi vì công việc giống như tôi. Để đến hôm nay, vô tình đọc được những dòng tâm sự của những học trò viết về thầy cô giáo của mình với tất cả tấm lòng kính trọng, tôi mới thảng thốt nhận ra sự thờ ơ thật đáng trách của mình đối với người thầy mà mình rất mực tôn kính năm nào.
Một mùa xuân nữa lại sắp về, nhất định em và chị Hồng Anh sẽ về thăm thầy cô như đứa con thơ rong chơi lâu ngày quay về tạ lỗi. Cảm ơn thầy đã giúp em rất nhiều trong những ngày thơ dại. Em sẽ lưu giữ mãi hình ảnh đẹp của Thầy, như một kỷ niệm đẹp mãi mãi không thể phai mờ trong ký ức tuổi học trò.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu


-
Ngành nghề siêu hot với mức lương lên tới 100 triệu đồng/tháng, Việt Nam đang 'khát' nhân lực
-
Ở Việt Nam có 3 nghề hái ra tiền dành riêng cho nhóm tính cách hiếm, kiếm 70 triệu đồng/tháng không khó
-
Ba đại học hàng đầu Việt Nam bắt tay hợp tác, sinh viên có thể nhận văn bằng của cả ba trường
-
Những cách nạp tiền điện thoại nhanh nhất hiện nay




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'