Chiều 2/12, tại phiên phúc thẩm, Nguyễn Đức Kiên nói đi nói lại: “Tôi với anh Trần Đình Long (bầu Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát) là bạn bè”.
Bầu Kiên nói ăn cơm hàng ngày với bầu Long trong 10 năm |
Ngày 2/12, TAND Tối cao tại Hà Nội tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), và 5 đồng phạm về tội Kinh doanh trái phép, Trốn thuế, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Chiều 2/12, HĐXX làm rõ hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Đức Kiên. Hai bị án cùng bị truy tố về tội này là Hoàng Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến (cùng chịu 5 năm tù, không kháng cáo).
Theo cáo buộc, Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) sở hữu gần 30 triệu cổ phần của Công ty CP Thép Hòa Phát (Thép Hòa Phát). Tháng 5-2010, ACBI thế chấp hơn 22,4 triệu cổ phần này cho ACB để bảo đảm cho việc phát hành trái phiếu 800 tỉ đồng.
Tháng 4/2012, ông Trần Đình Long (bầu Long), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát, và ông Trần Tuấn Dương, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, đề nghị bán lại 20 triệu cổ phần Thép Hòa Phát (tương ứng 264 tỉ đồng) nhằm tăng sở hữu vốn của tập đoàn này tại các công ty thành viên.
Tiếp đó, ACBI đề nghị cho giải chấp 20 triệu cổ phần của Thép Hòa Phát đang thế chấp tại ACB song không được đồng ý. Dù vậy, Nguyễn Đức Kiên vẫn chỉ đạo nhân viên soạn quyết định của HĐQT để mình ký, thể hiện việc đồng ý chuyển nhượng 20 triệu cổ phần Thép Hòa Phát. Sau đó, ACBI ký hợp đồng bán 20 triệu cổ phần Thép Hòa Phát cho Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát và nhận 264 tỉ đồng. Sau đó, do chưa nhận được cổ phần nên Công ty TNHH MTV Thép Hoà Phát đã có đơn kiến nghị làm rõ lên cơ quan Cánh sát điều tra.
Điểm mấu chốt trong cáo buộc là bị cáo Kiên cùng thuộc cấp dù biết cổ phiếu bị thế chấp song vẫn bán cho phía Hoà Phát để lấy tiền. Song bị cáo Kiên khẳng định những người ở Tập đoàn Hoà Phát đều biết rõ số cổ phần này đã được thế chấp cho ACB. Hai bên đợi giải chấp cổ phần sẽ chuyển sang cho Thép Hoà Phát. “Tôi với anh Trần Đình Long là bạn bè. Chúng tôi ăn cơm với nhau hằng ngày trong 10 năm trời nên tất nhiên anh Long biết” - bị cáo Kiên nhắc đi nhắc lại điều này.
Tại phiên toà phúc thẩm, ông Trần Đình Long trình bày: “Tôi cũng đề nghị với anh Kiên để mua lại cổ phần của Thép Hoà Phát. Tất cả những thoả thuận mà anh Kiên nói ở toà sơ thẩm thì đúng là như thế!”.
Trước câu hỏi ông có biết số cổ phần đang thế chấp không?, ông Long xin được có 5 phút trình bày: “Sau khi thoả thuận rồi thì tổ chức thực hiện thôi, thực ra là tôi không biết. Ngày 4/9/2012 có 2 cán bộ ở Cơ quan CSĐT đến làm việc. Đến 5-9 thì họ gọi điện thoại hỏi có biết cổ phần này đang thế chấp không. Lúc đó tôi không nắm tình hình và tôi bảo không biết. Chính cơ quan CSĐT là người thông báo cho chúng tôi như thế”.
Toà tiếp tục thẩm vấn ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc của Công ty Tập đoàn Hoà Phát. Ông Dương cho biết cũng tham gia vào đàm phán với Nguyễn Đức Kiên về chuyển nhượng cổ phiếu. “Tôi với anh Long, anh Kiên đàm phán chính. Nó diễn ra nhiều lần ở nhiều nơi, có lúc đồng ý, có lúc không. Anh Long đàm phán là chính. Cả anh Long và tôi đều không biết cổ phần bị thế chấp cho tới khi cơ quan CSĐT thông báo” - ông Trần Tuấn Dương xác nhận.
Tuy nhiên, cả bầu Long và ông Trần Tuấn Dương đều cho biết nguyên nhân không biết là do ông Mai Văn Hà - Phó Giám đốc tại thời điểm xác nhận văn bản, hiện là Giám đốc Công ty CP Thép Hoà Phát - không thông báo.
Ông Trần Tuấn Dương nói thêm sau khi ký hợp đồng thì công ty ABCS có công văn gửi sang yêu cầu xác nhận thì ông Hà có ký xác nhận việc phong toả cổ phần. Sau đó, ông Hà nói ký nhưng không lưu hồ sơ, không báo cáo nên mọi người không biết. Đây là lỗi sơ suất về hành chính.
Đến lượt mình, ông Mai Văn Hà, cho biết giữa năm 2010 ông này là Phó Giám đốc Công ty được GĐ uỷ quyền vì đi vắng. “Khi phía ACBI có chuyển qua giấy xác nhận phong toả. Tôi nghĩ đấy là một xác nhận bình thường của cổ đông. Tôi có sơ suất là không lưu, không báo cáo, sau đó tôi quên mất. Sau đó năm 2012, người ta hỏi lại tôi cũng không nhớ nữa. Sau đó tôi phải làm văn bản giải trình với lãnh đạo tập đoàn và nhận lỗi” -ông Hà nói.
Ông Trần Tuấn Dương cũng bổ sung ý kiến: “Công ty con của Hoà Phát có làm đơn đề nghị điều tra làm rõ chứ không phải đơn tố cáo. Tính đến hôm nay, sau khi vụ việc xảy ra, Công ty Hoà Phát đã nhận lại số tiền, việc mua bán đó không thành. Năm 2013 chúng tôi đã mua lại toàn bộ cổ phiếu đó, đến hôm nay không có thiệt hại nào. Hoà Phát không có thiệt hại nào nên xem xét vấn đề nó nhẹ nhẹ tí” - ông Dương nói.
HĐXX tiếp tục thẩm vấn các bên liên quan để làm rõ hành vi này. Đến 16 giờ 30, toà tạm nghỉ. Sáng mai (3/12), toà tiếp tục làm việc.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%