Sáng 1/12, HĐXX phúc thẩm đã làm rõ về hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh vàng của bị cáo Nguyễn Đức Kiên là kinh doanh trái phép với số tiền hơn 21 nghìn tỷ...
Hành vi kinh doanh trái phép của Nguyễn Đức Kiên, đã ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhà nước. |
Tại phiên toà, bị cáo Kiên còn cho rằng số tiền trên vẫn chưa thể hiện hết hoạt động đầu tư tài chính của bị cáo vì còn nhiều khoản đầu tư khác chưa được Toà sơ thẩm thống kê. Trong số hơn 21 nghìn tỷ đồng trên đây thì Kiên đã sử dụng tới hơn 11 nghìn tỷ vào việc kinh doanh vàng trạng thái thông qua Cty Cổ phần Phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu Thiên Nam do Kiên là Chủ tịch HĐQT và là người đại diện theo pháp luật.
Theo án sơ thẩm thì Cty CP Thiên Nam không được cấp phép kinh doanh vàng vật chất, vàng trạng thái nhưng Kiên vẫn chỉ đạo Cty ký văn bản thoả thuận với Vietbank để tiếp nhận, tiếp tục thực hiện hợp đồng uỷ thác đầu tư tài chính của Ngân hàng ACB. Từ cuối năm 2009 đến tháng 7/2010, Cty CP Thiên Nam đã tiếp nhận và thực hiện việc mua, bán vàng trạng thái trên tài khoản ở nước ngoài 462.5000 Ounce, trị giá hơn 500 nghìn USD (hơn 9 nghìn tỷ đồng), kinh doanh trạng thái vàng trong nước với Ngân hàng ACB gần 1 nghìn tỷ đồng và mua 27.500 lượng vàng SJC (hơn 1 nghìn tỷ đồng) để tất toán trạng thái bán.
Tại phiên toà, Kiên thừa nhận mình là người gọi điện thoại đến Ngân hàng ACB (qua hệ thống điện thoại ghi âm) để đặt lệnh mua bán vàng. Sau đó thì các lệnh này sẽ được thể hiện qua các Phiếu xác nhận do ông Lê Quang Trung (Giám đốc Cty CP Thiên Nam ký) thì mới đủ thủ tục.
Thoái thác vai trò quyết định của mình trong hoạt động mua bán vàng trạng thái trên, Kiên cho rằng bị cáo đặt lệnh mua bán vàng chỉ là làm thay cho Giám đốc Cty CP Thiên Nam do hệ thống điện thoại ghi âm của Ngân hàng ACB không nhận biết được giọng nói của ông Trung. Bị cáo gọi điện đặt lệnh mua bán vàng theo lệnh của ông Trung. Nếu sau đó, Ngân hàng ACB không được mua bán qua điện thoại này bị huỷ và phải tiến hành xác minh lại. Ngoài việc là “ông chủ” của Cty Thiên Nam thì Nguyễn Đức Kiên còn là chủ của 5 Cty khác là Cty CP Đầu tư Thương mại B&B, Cty CP Tập đoàn Tài chính Á Châu (AFG), Cty CP Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI), Cty Cp Đầu tư Á Châu (ACI), Cty TNHH Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội (ACI – HN).
Theo HĐXX sơ thẩm thì việc kinh doanh cổ phần, cổ phiếu với số tiền cả nghìn tỷ như trên là không thực hiện đúng đăng ký kinh doanh, thoả mãn dấu hiệu của tội “Kinh doanh trái phép”.
Tại phiên toà hôm qua thì cả bị cáo Nguyễn Đức Kiên cùng đại diện một số Cty, ngân hàng… đều xác nhận số tiền mà Kiên đã sử dụng để có mua cổ phần, cổ phiếu như án sơ thẩm xác định. Ngoài ra, Kiên cho biết, còn một số khoản tiền góp vốn khác chưa được xem xét tới, đơn cử như khoản góp vốn cùng một công ty của Bộ Tài chính thực hiện dự án bất động sản ở TP.HCM cho kế toán của bị cáo cung cấp các con số và tài liệu cụ thể. HĐXX đã chấp nhận và cho những tài liệu này trong những ngày xử tới.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?