Những quan niệm nặng nề về của hồi môn trong xã hội Ấn Độ đã khiến trung bình mỗi giờ có một phụ nữ bị sát hại vì của hồi môn ở đất nước này.
Cứ mỗi giờ lại có một phụ nữ bị giết vì của hồi môn ở Ấn Độ |
Số liệu của Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia Ấn Độ mới được công bố gần đây cho thấy trung bình cứ một giờ lại có một phụ nữ ở nước này chết vì các lý do liên quan đến của hồi môn, và tình trạng này gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2007-2011.
Số liệu này cho thấy chỉ riêng trong năm 2012 đã có 8.233 phụ nữ chết vì vấn đề của hồi môn ở các bang của Ấn Độ, đồng nghĩa với việc cứ một giờ lại có một người chết vì nguyên nhân này.
Cứ mỗi giờ lại có một phụ nữ bị giết vì của hồi môn ở Ấn Độ
Số những phụ nữ thiệt mạng vì loại tội phạm này trong năm 2011 là 8.618, tuy nhiên tỉ lệ nghi phạm bị kết tội chỉ là 35,8%. Những vụ giết người liên quan đến của hồi môn này liên tiếp tăng trong giai đoạn từ năm 2007 cho tới 2011.
Hôm 29/8, cảnh sát bang Dharakote đã bắt giữ 4 thành viên trong một gia đình ở quận Ganjam vì cáo buộc liên quan đến một vụ giết người do của hồi môn.
Theo đó, sau khi cho con trai lấy cô Manasi về làm vợ, gia đình nhà Tukuna chê cô gái đem về nhà chồng ít tài sản và bắt đầu hành hạ cô để đòi thêm của hồi môn. Vài hôm sau, cô Manasi đã chết ở nhà chồng trong hoàn cảnh đầy nghi vấn. Bố đẻ của Manasi cáo buộc gia đình thông gia đã bức tử cô, trong khi nhà Tukuna lại tuyên bố cô gái tự treo cổ chết.
Sau khi đưa thi thể cô Manasi đi khám nghiệm, cảnh sát đã bắt giữ bố mẹ chồng, em chồng và cả người chồng của cô để điều tra và sẽ đưa những người này ra xét xử trong thời gian tới.
Ông Suman Nalwa, phó cảnh sát trưởng Delhi cho biết những vụ giết người vì của hồi môn như thế này không chỉ xảy ra ở các gia đình nghèo khó hay trung lưu. Ông cho hay mặc dù tầng lớp trên trong xã hội Ấn Độ được giáo dục tốt nhưng họ vẫn không thể bỏ qua vấn đề của hồi môn vì “nó đã ăn sâu vào trong hệ thống xã hội”.
Một cô gái bị hành hạ dã man vì của hồi môn
Đạo luật Cấm đòi của hồi môn được Ấn Độ thông qua năm 1961 nghiêm cấm việc đòi hỏi, trả hay chấp nhận của hồi môn “như một điều kiện tiên quyết để kết hôn”. Tuy nhiên ông Nalwa cho rằng đạo luật này còn có nhiều lỗ hổng và các chế tài chưa đủ nghiêm khắc để răn đe những vụ giết người vì của hồi môn.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Phụ nữ Mamata Sharma cho rằng nguyên nhân duy nhất khiến quá nhiều phụ nữ chết vì của hồi môn như vậy là do việc thực thi luật pháp không đúng đắn.
Bà này cho biết: “Cảnh sát Ấn Độ cần phải nhạy cảm hơn và dư luận cần phải được đánh động về quyền lợi của họ và luật pháp của đất nước. Có như thế chúng ta mới thực thi hiệu quả các điều luật đã ban hành.”
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?