8 bài học từ bức thư đáp trả nhà tuyển dụng chấn động mạng
Thứ năm, 26/06/2014 04:52

Không chỉ ứng viên, mà nhà tuyển dụng đều cho rằng khi đi xin việc, ngoài bằng cấp, vốn sống, kỹ năng mềm, thái độ... cũng là yếu tố quan trọng không kém.

8 bài học từ bức thư đáp trả nhà tuyển dụng chấn động mạng

8 bài học từ bức thư đáp trả nhà tuyển dụng chấn động mạng

Sau khi tốt nghiệp, cùng hệ đào tạo, nhưng có người vừa nộp hồ sơ đã có công việc tốt. Ngược lại, có ứng viên nộp hàng trăm hồ sơ vẫn ra về tay không. 

Khi khộng kiếm được việc, một số cho rằng mình không may mắn, số khác cho rằng nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm – cái mà họ không có nên không thể đáp ứng. Chàng trai gửi thư cho nhà tuyển dụng vì không được nhận vào làm được lan truyền trên mạng thời gian đây cũng vậy. Anh đổ thừa nhà tuyển dụng vì lý do kinh nghiệm mà không tuyển mình. Anh cũng cho rằng, việc không tuyển mình, là sai sót và yếu kém của nhà tuyển dụng.

Ngay khi lá thư này lan truyền, nhiều bạn trẻ đồng tình với lập luận sinh viên mới ra trường nên thể có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng nên bỏ qua yêu cầu này mà nhận họ vào làm, dạy việc… không nên gạt qua một bên. Song cũng có nhiều độc giả kiên nhẫn chỉ ra từng điểm thiếu sót của ứng viên này, mong anh rút kinh nghiệm trong lần tới.

Dưới đây là những điểm cần lưu ý cho người mới ra trường khi đi tìm việc.

Chú ý kỹ năng soạn thảo văn bản

thu-gui-nha-tuyen-dung-1

Bức thư gửi nhà tuyển dụng.

Bức thư mà chàng trai gửi lại nhà tuyển dụng mắc quá nhiều lỗi sơ đẳng. Là người tìm việc, bạn phải nắm rõ các quy tắc như: đầu dòng phải viết hoa, không được viết tắt, không dùng văn nói... Một bạn đọc nhận xét: "Kết cấu văn bản, văn phạm không có thì làm sao có được một cuộc phỏng vấn tốt".

Biết lắng nghe

Khi nhà tuyển dụng nói bạn không phù hợp, đừng vội bật lại họ mà hãy từ tốn hỏi họ bạn không phù hợp ở điểm nào. Một số nhà tuyển dụng yêu cầu ngoại hình, một số khác yêu cầu kinh nghiệm. Một số khác chỉ cần bằng trung cấp thay cho bằng đại học.... Nếu không, người ta nghĩ bạn thiếu kiên nhẫn.

Tôn trọng người đọc

Dù không biết ai sẽ là người nhận và đọc thư của bạn, nhưng là người trẻ văn minh, bạn không nên có những ý kiến chê bai thế hệ trước... Bạn nên nhớ, khi đã là nhà tuyển dụng, họ không thể không cập nhật tin tức giới trẻ mà không biết năng lực của sinh viên mới ra trường. 

Nên nhẫn nại

Một ứng viên nôn nóng sẽ không được đánh giá cao trong công việc. Với nhiều nhà tuyển dụng, một người thiếu nhẫn nại sẽ không có giải pháp ổn thỏa nào cho bất kỳ khó khăn mà họ gặp phải trong công việc. 

Khiêm tốn

Hiện nay công việc ít, người xin việc nhiều. Ngoài điều kiện chuyên môn, các yếu tố khác cũng quan trọng không kém. Bởi vậy, nhiều bạn dù tốt nghiệp thủ khoa hoặc khá giỏi ở những trường đại học lớn vẫn lao đao khi tìm việc làm, trong khi những bạn có học lực khiêm tốn hơn lại có thể dễ dàng xin được việc. Độc giả tên Nguyên Vũ nhấn mạnh, ngoài kỹ năng mềm, chàng trai cũng cần khiêm tốn, biết người, biết ta. Nếu vậy, xác suất tìm được việc sẽ cao hơn.

Dùng kinh nghiệm sống thuyết phục nhà tuyển dụng

Với sinh viên mới ra trường, hầu hết nhà tuyển dụng đều nắm rõ kinh nghiệm của họ tương đương vối số không nên thường không đòi hỏi hay yêu cầu. Trong một số trường hợp, nếu nhà tuyển dụng nhắc đến cụm từ này, bạn nên ngầm hiểu đó là kinh nghiệm sống.  Đó cũng là chia sẻ của bạn Sơn: “Kinh nghiệm ở đây không hẳn chỉ là kinh nghiệm làm việc mà là kinh nghiệm sống. Người ta muốn các em trong quãng thời gian đi học có những kinh nghiệm thực tế như tham gia các hoạt động xã hội, làm thêm”.

Cẩn trọng với mạng xã hội

Hiện tại, mạng xã hội có chức nang loan tin rất nhanh. Một chia sẻ có thể tới với hàng trăm nghìn người, vì thế, các bạn trẻ cần hết sức cẩn trọng với lời nói. Không chỉ dễ trở thành đối tượng bị chê cười của cộng đồng mạng, bản thân người xin việc có thể bị đưa vào blacklist của các nhà tuyển dụng. 

Nếu bạn đang tìm việc thông qua công ty giới thiệu việc làm, hành động này của bạn nhất định sẽ bị công ty nhờ giới thiệu phản ánh và chắc chắc bạn sẽ bị liệt vào 'sổ bìa đen' của công ty môi giới đó. Hoặc nếu công ty bạn vừa ứng tuyển là một công ty có tiếng trong ngành thì họ có thể gửi mail cảnh báo đến các đối tác. Thậm chí cho toàn ngành, nếu họ có diễn đàn chung về thái độ của bạn trong khi phỏng vấn. Cho nên bạn xác định tương lai mờ mịt”, bạn Phúc Nguyên bình luận.

Ứng xử lịch thiệp

Nếu nhà tuyển dụng gửi thư từ chối, bạn nên phúc đáp từ tốn, nhẹ nhàng cùng lời hứa sẽ tự hoàn thiện bản thân. Hành động này không chỉ chứng tỏ thiện chí mà còn tỏ rõ khả năng ứng xử của bạn. Trong rất nhiều trường hợp, điều này sẽ cho bạn cơ hội làm việc với công ty vừa từ chối mình.  Một độc giả cho biết, sau khi phỏng vấn và bị từ chối, anh vẫn lịch sự gửi mail cảm ơn công ty và nói sẽ cố gắng hoàn thiện mình. Hành động ấy đã để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Bằng chứng là một tháng sau, anh nhận được mail nhân sự mời vào một vị trí mới. Từ mức lương khởi điểm 3,5 triệu, hiện tại, anh đã được hưởng mức 10 triệu. "Đây có thể là một ví dụ nhỏ không phổ biến nhưng văn hóa ứng xử là rất quan trọng, nó đánh giá cả một con người mà trên bằng cấp của bạn không có được”, anh nói thêm.

Zing.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”

Tag: nguoi tim viec , nha , dung , buc thu dap tra nha tuyen dung , cong dong mang , tin , bao