5 điểm nhấn của ngành giáo dục năm 2014
Thứ tư, 31/12/2014 15:30

Kỳ thi chung quốc gia, đề án đổi mới sách giáo khoa, bỏ chấm điểm học sinh tiểu học… là những thay đổi đáng chú ý của ngành giáo dục năm 2014.

5 điểm nhấn của ngành giáo dục năm 2014

5 điểm nhấn của ngành giáo dục năm 2014

Kỳ thi chung quốc gia

Năm 2014, Bộ GD-ĐT cho rằng, phải chấn chỉnh lại kỳ thi tốt nghiệp THPT để học sinh xứng đáng được tốt nghiệp. Nếu kết quả có độ tin cậy, các trường dựa vào đó làm căn cứ xét tuyển.

Theo đó, từ năm 2015, Bộ GD-ĐT chỉ tổ chức một kỳ thi quốc gia để xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở tuyển sinh ĐH, CĐ. Bộ sẽ chọn phương án tổ chức thi 4 môn tối thiểu, trong đó môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ là 3 môn bắt buộc.

nhung-van-de-bat-cap-cua-nghanh-giao-duc1-1420011546

Bộ GD-ĐT chỉ tổ chức một kỳ thi quốc gia để xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở tuyển sinh ĐH, CĐ. (Ảnh minh họa)

Ngày 18/12, Bộ GD- ĐT công bố Dự thảo Quy chế kỳ thi THPT quốc gia năm 2015. Dự thảo đưa những quy định thời gian thi từ ngày 1/7/2015, tổ chức thi 8 môn, chấm theo thang điểm 20, sử dụng kết quả “2 trong 1”.

Đề án đổi mới sách giáo khoa

Tháng 11/2014, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trình lại đề án đổi mới sách giáo khoa tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII và đã được thông qua.

Theo đó, từ năm 2018-2019, Bộ GD-ĐT sẽ áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với 3 cấp học.

Sau khi biên soạn, bộ sách giáo khoa mới sẽ có nhiều đổi mới so với bộ sách hiện hành. Sách giáo khoa mới sẽ chú trọng dạy đạo đức, lối sống, định hướng nghề nghiệp. Nội dung bổ sung lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã hội của địa phương.

Sách giáo khoa mới cũng tăng khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ… vào giải quyết các tình huống.

Đề án sách giáo khoa điện tử cho học sinh

Tháng 7/2014, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM xây dựng đề án Sách giáo khoa điện tử cho học sinh tiểu học.

Đề án kỳ vọng học sinh lớp 1, 2, 3 tại thành phố sẽ được học trong những lớp học thông minh.

Theo đề án, mỗi học sinh sẽ sử dụng một máy tính bảng để học, làm bài tập, bài kiểm tra. Giáo viên điều khiển lớp học qua máy tính, sách giáo khoa được số hóa với khả năng hiển thị hình ảnh động và âm thanh cho mỗi bài học...

nhung-van-de-bat-cap-cua-nghanh-giao-duc2-1420011546

Với các bé mới chỉ tập đọc, tập viết, việc đưa máy tính bảng vào phục vụ cho công tác giảng dạy liệu có phải là một phương án khả thi? (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục băn khoăn về đối tượng phục vụ và tính khả thi của đề án.

Trước tình hình đó, Sở GD-ĐT TP.HCM đã dừng thử nghiệm đề án để tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi.

Cấm dạy thêm, học thêm

Năm 2014, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Chỉ thị chấn chỉnh dạy thêm, học thêm đối với cấp tiểu học.

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, việc dạy thêm, học thêm gây áp lực với học sinh và cha mẹ học sinh, tạo bức xúc trong xã hội và làm giảm uy tín của ngành. Do đó, Bộ cấm giáo viên dạy thêm, học thêm và đổi mới đánh giá học sinh tiểu học.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, Chỉ thị dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT chỉ đề cập đến mặt tiêu cực. Dạy thêm, học thêm tự nguyện sẽ giúp học sinh nâng cao kiến thức, giáo viên được nâng cao tay nghề.

Bộ GD-ĐT quy định không dùng điểm số để đánh giá học sinh mà thay bằng nhận xét theo hướng tích cực. Bộ GD-ĐT cũng cấm giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học. Do đó, giáo viên phải hướng dẫn học sinh học 2 buổi/ngày hoàn thành nội dung ngay tại lớp và không được giao bài tập về nhà cho các em.

Hơn 600 học sinh không đến trường

Từ đầu năm học 2014 - 2015, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bất ngờ công bố quyết định giải thể Trường THCS Hương Bình, Hương Bình, Hương Khê. Sự việc này khiến người dân địa phương không đồng tình và hậu quả, hơn 600 học sinh không được đến trường.

Sau nhiều lần đối thoại và sử dụng các chính sách vận động học sinh đến trường như: Cách chức Phó Chủ tịch HĐND xã Hương Bình. Chính quyền cũng cho hiệu trưởng tạm nghỉ việc nhưng học sinh vẫn không đến trường.

nhung-van-de-bat-cap-cua-nghanh-giao-duc3-1420011546

Lớp học thưa thớt, mặc dù năm học mới đã bắt đầu được 2 tháng.

Sự việc được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo các bộ, ngành bàn bạc và tìm giải pháp để cho các em được đến trường. Đến nay, sau gần 4 tháng, vụ việc mới được giải quyết. Tính đến ngày 18.12, đã có 70% số học sinh sau sáp nhập trường đã đi học trở lại.

Danviet.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài

Tag: nghanh giao duc , giao duc , hoc sinh , sach giao khoa , hoc sinh tieu hoc , nhung thay doi cua nghanh giao duc , tin , bao