Hơn 10 năm qua, đã có cả trăm em học sinh rời lớp học miễn phí của người thầy khuyết tật Bùi Văn Bình (Kim Bôi, Hòa Bình) để xây dựng cuộc sống.
![]() |
Thầy Bùi Văn Bình dạy học cho các em nhỏ |
Thầy Bùi Văn Bình sinh năm 1978, là người dân tộc Mường. Năm lớp 4, đôi chân của anh bị liệt và đôi tay cũng yếu dần. Mặc dù có lúc phải bò đến trường nhưng Bình đã cố gắng học xong lớp 12. Từ việc kèm cặp những đứa cháu trong gia đình, những người dân ở Kim Truy (Kim Bôi, Hòa Bình) đã tin tưởng giao con cái của mình cho anh dạy dỗ.
Mỗi ngày, lớp học của người thầy khuyết tật Bùi Văn Bình phải chia làm nhiều ca để có thể dạy được hết các em học sinh.
Những học sinh ở đây ở nhiều lứa tuổi, nhiều lớp và Bình tùy theo khả năng của các em để dạy. Đặc biệt, anh chú trọng dạy tiếng Kinh cho học sinh để các em có thể theo kịp chương trình học.
Với những đứa trẻ ở xứ Mường, nếu không có lớp học của thầy Bình thì ngoài giờ đến trường chúng thường chơi mà ít ôn bài và sẽ rất khó để theo hết các chương trình học.
Những đứa trẻ khi được học hành đến nơi đến chốn sẽ góp một phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở bản Mường.
Có lớp học của thầy Bình, thay vì chơi bời, nghịch ngợm các em sẽ cầm bút, viết lên tương lai tươi sáng hơn.
Lớp học của người thầy khuyết tật Bùi Văn Bình chỉ là một căn nhà nhỏ do những người dân xung quanh đóng góp xây dựng, bàn học là chính chiếc giường của anh.
“Để theo kịp chương trình, tôi rèn các em bằng tiếng Kinh, các em nói tiếng Mường cũng phải sửa hết lại. Chỉ có thế mới giúp các em tiến bộ” anh Bình chia sẻ.
Để giúp đỡ thầy Bình, nhiều gia đình gửi con đến học tự nguyện quyên góp 50.000 đồng đến 80.000 đồng/tháng để anh làm kinh phí dạy học. Nhưng số tiền đó cũng được anh Bình dùng để mua sách vở, bút mực cho lớp và thưởng cho các em học giỏi để động viên các em.
Hơn 12 năm đã qua, nhiều học sinh của thầy Bình, của ngôi trường đặc biệt ấy đã khôn lớn, nhiều em đã từ bản Mường đến ngôi trường lớn hơn là trường đại học. “Vui nhất là ở thôn có mấy em do tôi dạy đã vào đại học, các em sắp ra trường sắp có thể giúp đỡ những người dân trong thôn có cuộc sống tốt hơn” anh Bình tự hào chia sẻ.
Những cuốn vở của các em học sinh thường ghi tên trường một cách thân thương như thế này.
Cuối ngày, sau ca học, các em học sinh thường thay phiên nhau đưa thầy đi dạo quanh làng. Đây là khoảng thời gian duy nhất mà anh Bình được tiếp xúc gần gũi hơn với thế giới bên ngoài.
Trên những con đường ở thôn Yên, người ta chào đón anh như đứa con trong gia đình, đứa con của bản Mường giàu nghị lực.
Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?


-
Ngành nghề siêu hot với mức lương lên tới 100 triệu đồng/tháng, Việt Nam đang 'khát' nhân lực
-
Ở Việt Nam có 3 nghề hái ra tiền dành riêng cho nhóm tính cách hiếm, kiếm 70 triệu đồng/tháng không khó
-
Ba đại học hàng đầu Việt Nam bắt tay hợp tác, sinh viên có thể nhận văn bằng của cả ba trường
-
Những cách nạp tiền điện thoại nhanh nhất hiện nay




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'