10 “tuyệt chiêu ứng xử” cho nhân viên mới vào công ty
Thứ sáu, 06/05/2016 09:46

Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, vì thế, bạn hãy cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói với đồng nghiệp mới trong ngày đầu tiên đi làm.

Thực tế đã chứng minh, những điều bạn nói với đồng nghiệp mới trong ngày đầu tiên làm việc không chỉ quyết định ấn tượng của họ đối với bạn mà còn có thể khiến cho những ngày tháng sau này của bạn ở công ty chẳng mấy dễ chịu.

Dưới đây là những điều bạn nên tránh nói với đồng nghiệp, nhất là trong ngày làm việc đầu tiên:

1. Khi nào tôi được tăng lương?

Randall gợi ý rằng thay vì hỏi về vấn đề lương lậu, hãy hỏi xem làm thế nào để trụ lại sau 3 tháng thử việc và được nhận vào làm chính thức ở công ty.

2. Tôi nghe nói rằng … . Có đúng như vậy không?

Một điều chắc chắn rằng bạn chẳng hề mong muốn mọi người nghĩ mình là một kẻ hay buôn dưa, nhất là vào ngày đầu tiên bạn đi làm đúng không nào? Hãy tránh hỏi han hay lan truyền các tin đồn trong công ty, về đồng nghiệp mới hoặc về sếp cũ của bạn.

10 “tuyệt chiêu ứng xử” cho nhân viên mới vào công ty

Ảnh minh họa

3. Không chịu ghi chép

Nhiều người tin là mình có trí nhớ “siêu phàm”, có thể ghi nhớ mọi chi tiết, và có thể bạn là một người như thế. Tuy nhiên, kiểu gì bạn cũng có lúc đãng trí, và nếu không chịu ghi chép, bạn có thể khiến đồng nghiệp và sếp phải bực mình. Khi bạn hỏi một đồng nghiệp hay sếp rằng: “Trong cuộc họp hôm nay anh/chị đã nói gì ấy nhỉ? Tôi không nhớ”, có nghĩa là bạn đã “vẽ” thêm việc cho người đó. Thậm chí, bạn còn bị “gắn mác” là một thính giả tồi.

4. Này, tiệc tùng vào các kì nghỉ của công ty như thế nào? Chúng ta có được lĩnh thêm một khoản hay liên hoan gì không?

Randall khuyên rằng thay vì tò mò, tại sao bạn không ngồi đợi xem kì nghỉ lễ của công ty sẽ trôi qua ra sao. Tiện thể, bạn hãy nghĩ xem mình sẽ làm gì nếu chẳng nhận được bất cứ thứ gì từ công ty vào kì nghỉ lễ.

5. Cư xử thân thiện với mọi người

Hãy tỏ ra thân thiện với tất cả mọi người trong công ty, chủ động làm quen và hòa nhập bằng cách luôn niềm nở, nhiệt tình trong mọi việc cho dù không ai biết tới bạn, chú ý và đáp trả lại sự niềm nở đó. Vì thế,  đừng cảm thấy nản chí hay nghĩ rằng họ không quan tâm tới mình thì chẳng có lý do gì mình phải quan để ý tới họ, hãy cố gắng duy trì thái độ này sớm muộn bạn cũng sẽ được mọi người chú ý và yêu mến. Tuy nhiên, đừng tỏ ra nhiệt tình thái quá, nếu không sẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu khi bị một người mới quá quan tâm tới mình.

6. Sếp cũ của tôi chẳng biết gì hết

Có thể sếp trước đây của bạn là một người kém thông minh nhưng theo Kerrigan, bạn không nên phàn nàn điều này với đồng nghiệp mới bởi việc này sẽ làm giảm sự chuyên nghiệp của bạn cũng như khiến mọi người đánh giá không tốt về bạn.

Trong mắt các đồng nghiệp, kẻ ngốc nghếch ở đây không phải là sếp cũ của bạn mà chính là bạn cũng nên.

“Chính sự hài hòa giữa các mặt tốt và xấu tạo nên giá trị của bạn. Một khi mọi người có ấn tượng xấu về bạn, sẽ rất khó để thay đổi cách nhìn của họ. Bạn cần phải xây dựng cho mình một hình tượng tốt ngay từ đầu.”

7. Tôi mệt mỏi quá

Taylor chia sẻ rằng bạn luôn phải toát lên tinh thần hăng hái, phấn chấn trong công việc, nhất là trong những ngày đầu đi làm bởi thời gian thử việc là khoảng thời gian bạn sẽ bị soi rất gắt đấy nhé.

10 “tuyệt chiêu ứng xử” cho nhân viên mới vào công ty

Ảnh minh họa

8. Từ chối các cuộc vui với đồng nghiệp

Là nhân viên mới, bạn không nên bỏ qua các cuộc tụ tập vui vẻ hay ăn trưa cùng với các đồng nghiệp. Nếu làm vậy, bạn sẽ bị họ đánh giá là không có tinh thần đồng đội. Lưu ý, bạn có thể lắng nghe đồng nghiệp chia sẻ một vài thông tin về đời sống cá nhân của họ trong những dịp như vậy, nhưng tránh kể quá nhiều về mình. Nếu không, bạn sẽ sớm trở thành một chủ đề cho các cuộc “buôn chuyện” ở công sở.

9. Theo tôi thì…

O’Donnell khuyên rằng trừ phi được hỏi, nếu không bạn đừng nêu ra ý kiến cá nhân mà trước tiên hãy lắng nghe ý kiến của sếp. Nhớ kĩ câu thần chú “Chỉ hỏi, đừng nói”, bạn sẽ vượt qua những ngày đầu đi làm một cách an toàn.

10. Luôn cẩn trọng trong công việc

Cẩn trọng trong công việc là điều không thể thiếu với bất kỳ ai, đối với nhân viên mới thì tính cẩn trọng càng phải đặt lên cao hơn. Cấp trên có thể bỏ sai phạm lầm đầu của bạn nhưng sẽ không chấp nhận bỏ qua thêm cho bạn thêm lần nào nữa nếu như bạn tiếp tục vi phạm, bởi cái họ cần khi tuyển dụng bạn không chỉ là năng lực, sự nhanh nhẹ mà họ còn đề cao cả tính cẩn trọng của bạn nữa. Vì vậy, để nhanh chóng hòa đồng với công việc mới, ngoài sự nhanh nhẹn, thông minh bạn cần phải luôn cẩn trọng nhé. Không ông sếp nào muốn nhớ đến bạn là một người có nhiều sai phạm đâu.

Khoevadep.com.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu

Tag: Ứng xử , tuyệt chiêu ứng xử , ứng xử của nhân viên mới