Bạn đọc Mai Sỹ Xuân Lâm đã gửi thư đến tòa soạn, đề xuất ý tưởng Hệ thống đèn tín hiệu cảnh báo sớm ùn tắc giao thông, giúp hạn chế nạn ùn tắc tại đô thị.
|
Để biết được đoạn đường phía trước có đang bị ùn tắc hay không, tôi đã suy nghĩ để tìm ra giải pháp. Đó chính là “HỆ THỐNG ĐÈN TÍN HIỆU CẢNH BÁO SỚM ÙN TẮC GIAO THÔNG”, đèn tín hiệu giúp người tham gia giao thông sớm có sự chọn lựa đường đi cho mình, tránh đi vào các điểm giao nhau đang ùn tắc.
1.1 Mô tả ý tưởng:
Tại các đoạn đường giao nhau hiện nay chúng ta đang có bộ đèn tín hiệu giao thông dừng và di chuyển, với 3 màu đèn tính hiệu bao gồm (hình 1):
- Đèn Đỏ (dừng)
- Đèn Vàng (chuẩn bị dừng)
- Đèn Xanh Lá (được phép di chuyển)
Hình 1
Như vậy, hệ thống đèn tín hiệu giao thông của chúng ta hiện nay đang thiếu một loại đèn tín hiệu, đó chính là đèn tính hiệu cảnh báo sớm ùn tắc giao thông.
Hệ thống đèn tín hiệu này bao gồm 1 đèn đỏ (loại đèn cảnh báo) sẽ được lắp đặt phía dưới đèn tín hiệu hiện có, nằm ngang với đèn xanh (hình minh họa 2).
Hình minh họa 2
Ý nghĩa:
Đèn cảnh báo sớm ùn tắc giao thông sẽ được đặt ngang với đèn tín hiệu màu xanh. Có ý nghĩa cảnh báo khi tiếp tục di chuyển, đoạn đường giao nhau phía trước đang bị ùn tắc.
Khi người tham gia giao thông đến một điểm giao nhau bất kỳ trên đường, và thấy đèn tín hiệu cảnh báo ùn tắc phía trước bật sáng, họ sẽ chủ động rẽ trái hoặc rẽ phải để chọn cho mình một nhánh đường khác di chuyển, tránh điểm giao nhau của đoạn đường phía trước đang bị ùn tắc.
1.2 Giải quyết vấn đề:
Tại các đoạn đường giao nhau, trên các cột đèn giao thông hiện hữu, rất cần lắp đặt thêm một đèn tín hiệu cảnh báo sớm ùn tắc giao thông.
Như chúng ta thường thấy, tại vỉa hè các góc ngã tư bên tay phải người tham gia giao thông luôn có 1 cột đèn tín hiệu. 4 góc ngã tư (A, B, C, D) là 4 cột đèn, tại các điểm cột này chúng ta sẽ lắp đặt thêm 4 đèn cảnh báo sớm ùn tắc giao thông (Hình minh họa 3).
Hình minh họa 3
Vào giờ cao điểm, một người tham gia giao thông di chuyển theo hướng CB, khi đến giao lộ tại điểm C, người tham gia giao thông thấy tín hiệu đèn cảnh báo sớm ùn tắc giao thông tại vị trí C đang bật sáng. Khi đó người tham gia giao thông có thể không muốn tiếp tục đi thẳng, nhằm tránh điểm ùn tắc phía trước, họ sẽ chọn nhánh rẽ trái hoặc rẽ phải để tiếp tục hành trình. Tuy nhiên, vào lúc này, người tham gia giao thông không biết nên rẽ hướng nào để đoạn đường sắp di chuyển sẽ không bị ùn tắc. Khi đó:
Muốn biết phía trước đoạn đường rẽ Phải (hướng DC) có bị ùn tắc hay không, người tham gia giao thông sẽ nhìn sang cột đèn tín hiệu tại điểm D để được hướng dẫn cảnh báo. Nếu đèn cảnh báo tại điểm D bật sáng, thì đoạn đường phía trước, khi rẽ Phải đang bị ùn tắc. Ngược lại, nếu tại điểm D đèn cảnh báo không bật sáng thì phía trước đoạn đường rẽ Phải không bị ùn tắc, an toàn để di chuyển.
Muốn biết phía trước đoạn đường rẽ Trái (hướng BA) có bị ùn tắc hay không, người tham gia giao thông sẽ nhìn sang cột đèn tín hiệu tại điểm B để được hướng dẫn cảnh báo. Nếu đèn cảnh báo tại điểm B bật sáng, thì đoạn đường phía trước, khi rẽ Trái đang bị ùn tắc. Ngược lại, nếu tại điểm B đèn cảnh báo không bật sáng thì phía trước đoạn đường rẽ Trái không bị ùn tắc, an toàn để di chuyển.
1.3 Quản lý và vận hành hệ thống đèn tín hiệu cảnh báo trước ùn tắc giao thông:
Bên trong mỗi đèn cảnh báo sớm ùn tắc giao thông sẽ được lắp đặt một thiết bị điều khiển từ xa thông qua hệ thống viễn thông không dây, như điện thoại di động. Mỗi đèn tín hiệu cảnh báo sớm là một mã số tương đương với 1 số điện thoại di động không dây.
Khi có xảy ra ùn tắc giao thông tại một địa điểm nào đó, một trong các cơ quan chủ quản như Sở Giao thông công chính, hoặc Cảnh sát Giao thông khu vực, hoặc đơn vị đài Radio VOV Giao thông sẽ nhận trách nhiệm điều khiển các đèn tín hiệu cảnh báo sớm ùn tắc này. Hoặc lắp đặt công tắc an toàn giúp người dân sống quanh vùng có đèn cảnh báo sớm ùn tắc giao thông điều khiển đèn tính hiệu này. Giúp đưa ra các cảnh báo ùn tắc sớm cho người tham gia giao thông, điều tiết giao thông và hướng dẫn người tham gia giao thông chọn nhánh giao thông khác để tiếp tục di chuyển, không đổ về địa điểm đang bị ùn tắc, tránh gây ùn tắc nghiêm trọng và kéo dài. Các cơ quan chủ quản này sẽ thực hiện các thao tác sau để bật hoặc tắt các đèn tín hiệu cảnh báo sớm ùn tắc giao thông.
Mô tả nguyên tắc hoạt động:
Thông thường, đèn tín hiệu cảnh báo sớm ùn tắc giao thông sẽ luôn luôn Off (tắt), trung tâm điều tiết giao thông hoặc cơ quan chủ quản sẽ thực hiện một cuộc gọi vào số máy của đèn tín hiệu đã định trước. Khi đó đèn cảnh báo sẽ tự động bật (On).
Khi đèn tín hiệu cảnh báo sớm ùn tắc giao thông đang ở chế độ On (đang hoạt động), trung tâm điều tiết giao thông hoặc cơ quan chủ quản sẽ thực hiện tiếp một cuộc gọi vào số máy của đèn tín hiệu đã định trước. Khi đó đèn cảnh báo sẽ tự động chuyển sang chế độ Off (ngưng hoạt động).
1.4 Sự cần thiết của ý tưởng:
Nếu ý tưởng được đầu tư và đưa vào hiện thực, nó sẽ mang lại những giá trị kinh tế, xã hội có lợi như thế nào với cộng đồng?
Nếu ý tưởng được đầu tư và đưa vào hiện thực, nó sẽ có 2 tác dụng:
1/ Cảnh báo sớm cho người tham gia giao thông biết đoạn đường phía trước đang có ùn tắc giao thông.
2/ Chỉ dẫn nhánh đường không gây ùn tắc để người tham gia giao thông có sự chọn lựa tránh điểm ùn tắc giao thông.
- Tính khả thi và ứng dụng của ý tưởng nằm ở đâu?
Tính khả thi và ứng dụng của ý tưởng nằm ở việc chỉ đơn thuần gắn thêm một đèn cảnh báo, và được điều khiển từ xa thông qua trung tâm điều tiết giao thông đô thị. Một giải pháp đơn giản, đầu tư ít tốn kém, có thể áp dụng ngay hoặc thí điểm áp dụng.
Nếu giải pháp hệ thống đèn tín hiệu cảnh báo sớm ùn tắc giao thông được áp dụng song song với mô hình điều tiết giao thông: 20-20-20-20 sẽ có tác động rất tích cực trong việc chống ùn tắc giao thông cũng như giảm thiểu khí thải nhà kính.
Hình minh họa 4
Nguyên tắc 20-20-20-20 (bốn 20)
20 giây đi thẳng với cặp trục ngược chiều nhau: DC - BA, và hướng rẽ phải
20 giây hướng rẽ trái với cặp chéo ngược chiều nhau: DB – BD.
20 giây đi thẳng với cặp trục ngược chiều nhau: AD – CB, và rẽ phải.
20 giây rẽ trái với cặp chéo ngược chiều nhau: AC – CA.
Với nguyên tắc này, người tham gia giao thông khi đến giao lộ ngã tư sẽ luôn có 20 giây để tiếp tục di chuyển rẽ trái, hoặc 20 giây để đi thẳng và 60 giây dừng chờ. Trong thời gian dừng xe chờ 60 giây này, người tham gia giao thông có thể tắt máy xe để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính ra môi trường, tiết kiệm nhiên liệu và gia tăng giá trị kinh tế.
Hình minh họa 5.
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?