Một nạn nhân trên chuyến bay MH17 chết trong tình trạng vẫn đeo mặt nạ oxy đã đạp đổ mọi giả thiết về nguyên nhân khiến chiếc máy bay bị rơi ở Ukraina.
Ngoại trưởng Hà Lan Frans Timmermans |
Phát biểu trong chương trình truyền hình tối hôm qua, Ngoại trưởng Hà Lan Frans Timmermans nói: "Các vị biết không, khi được phát hiện, trên mặt của một trong những nạn nhân có chiếc mặt nạ oxy. Tức là người này có thời gian để kịp đeo nó”.
Từ phát biểu của ông Frans Timmermans có thể rút ra ít nhất hai kết luận. Thứ nhất, những gì Hà Lan biết là nhiều hơn họ nói ra, mà chính nước này chỉ đạo cuộc điều tra quốc tế về vụ tai nạn MH17 ở Ukraina. Trước đây, Hà Lan không báo cáo về một nạn nhân đeo mặt na oxy. Câu hỏi đặt ra là còn những dữ liệu nào mà các điều tra viên Hà Lan đã quên hoặc không muốn công bố?
Tuyên bố của Ngoại trưởng Hà Lan ngay lập tức đã khiến gia đình nhiều nạn nhân trên chiếc MH17 tức giận cũng như nghi ngờ về kết quả điều tra ban đầu của Ủy ban điều tra quốc tế, bởi sự xuất hiện của chiếc mặt nạ dưỡng khí có thể cho biết rõ hơn về bối cảnh của vụ tai nạn.
Thứ hai, giả thiết cũ về việc các hành khách trên máy bay MH17 đã chết ngay lập tức là không có cơ sở thực tế. Hóa ra, các mặt nạ dưỡng khí tự động rơi xuống chỗ ngồi và có một hành khách còn đủ thời gian để đeo nó. Các chuyên gia độc lập nhấn mạnh rằng, tình tiết này làm thay đổi quan điểm về những gì đã xảy ra trên máy bay trong giờ phút cuối cùng. Trong báo cáo điều tra sơ bộ về nguyên nhân vụ tai nạn máy bay MH17 được công bố hôm 9/9, Ủy ban An toàn của Hà Lan khẳng định: Không có dấu hiệu cho thấy MH17 bị rơi do lỗi kỹ thuật hoặc tác động của phi hành đoàn. Các dữ liệu của hộp đen MH17 về tình trạng kỹ thuật trên chuyến bay, ghi âm buồng lái cũng như các dữ liệu từ trạm kiểm soát không lưu cho thấy, MH17 được vận hành một cách bình thường cho đến 13h 20'03'' (giờ miền Đông Ukraina), sau đó “tất cả đã kết thúc một cách đột ngột”.
Ngay khi tai nạn xảy ra, phương Tây và Ukraina đã đổ riệt cho phe ly khai thân Nga ở miền đông bắn rơi chiếc MH17 bằng tên lửa. Moskva bác bỏ cáo buộc này và tố ngược Kiev chịu trách nhiệm về thảm hỏa.
Trên thực tế, cuộc điều tra vụ tai nạn MH17 ở Ukraina đã được thực hiện không đúng quy cách. Báo cáo sơ bộ của các chuyên gia chỉ dựa trên các bức ảnh. Ngay cả hiện nay, khi ở Ukraina đạt được thỏa thuận ngừng bắn, nhưng các chuyên gia quốc tế lại không vội vàng đến hiện trường. Đại diện của Malaysia không loại trừ rằng, cuộc điều tra sẽ phải hoãn lại cho đến mùa xuân năm sau. Nhưng không rõ các chuyên gia sẽ có thể tìm thấy những gì sau một mùa đông với rất nhiều tuyết.
Mặt khác, nếu các chuyên gia vẫn đến khu vực tai nạn thì chưa chắc là các hành động của họ sẽ nhằm mục đích làm sáng tỏ sự thật.
Hiện vẫn chưa có lời giải đáp cho câu hỏi của Bộ Quốc phòng Nga về việc các hệ thống tên lửa của Ukraina được sử dụng như thế nào vào ngày hôm đó, và lý do tại sao vẫn chưa công bố hồ sơ các cuộc đàm phán của điều phối viên Ukraina với phi hành đoàn của MH17. Hóa ra, chỉ có Nga muốn biết câu trả lời cho những câu hỏi này.
Chuyến bay MH17 bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur đã gặp tai nạn ở miền Đông Ukrainq vào ngày 17/7/2014. Tất cả 298 người trên chiếc máy bay đã thiệt mạng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?