Đó là một ngày hè ồn ào tại thị trấn nhỏ thuộc miền đông Ukraina. Một đoàn xe của quân ly khai chở theo thiết bị quân sự cồng kềnh đi qua khu vực này.
MH 17 bị bắn rơi hôm 17/7 tại Ukraina. Ảnh: Reuters |
Lãnh đạo phiến quân tại Donetsk nhiều lần công khai từ chối trách nhiệm bắn rơi MH17. Hôm 25/7, Sergei Kavtaradze, phát ngôn viên của Alexander Borodai - lãnh đạo phiến quân, khẳng định không một đơn vị nào thuộc quyền quản lý của họ sở hữu vũ khí đủ khả năng hạ MH17. Kavtaradze nhận định, những cáo buộc liên quan đến việc họ gây ra tai nạn là những thông tin nhằm phá hoại danh dự của phiến quân. Họ liên tục đổ lỗi cho Nga và Ukraina đã gây ra chuyện này.
Tuy nhiên, thông tin từ những nhân chứng lại trái ngược so với thông tin phiến quân công bố. Đồng thời, Igor Bezler, một quan chức cấp cao trong hàng ngũ phiến quân, đã thừa nhận họ dùng tên lửa SA-11 tại khu vực gần Snizhne để bắn rơi máy bay Boeing của Malaysia.
Những chiếc xe cồng kềnh và nặng tới nỗi khi đi qua, chúng để lại dấu lốp sâu hoắm trên mặt đường nhựa. Ảnh: AP
Những người dân tại thị trấn Snizhne kể lại, đó là một ngày mùa hè tháng 7 ồn ào. Quân ly khai đang chuyển những thiết bị quân sự qua vùng này. Nhiều người dễ dàng nhận ra những chiếc xe đang mang theo vật gì đó bởi nó cồng kềnh và nặng tới nỗi khi đi qua, chúng để lại dấu lốp sâu hoắm trên mặt đường nhựa. Thứ đoàn xe đang chở là hệ thống tên lửa Buk M-1.
Theo AP, hôm 17/7, một phóng viên của họ đã thấy 7 xe tăng của phiến quân đỗ gần một trạm xăng ngoài thị trấn Snizhne. Trong thị trấn, anh cũng quan sát thấy một hệ thống tên lửa Buk, thứ có thể bắn hạ mục tiêu ở độ cao 22.000 m.
Lúc 13h5 cùng ngày theo giờ địa phương, những phương tiện chở 4 tên lửa cao 5,5 m cùng với hai xe dân dụng theo sau hộ tống dừng lại. Một người đàn ông mặc đồ rằn ri, nom vẻ mệt mỏi, nói giọng Nga và không mang số hiệu tiến lại gần để chắc chắn phóng viên AP không ghi hình. Sau đó, đoàn xe tiếp tục di chuyển tới một địa điểm không rõ ràng tại trung tâm khu vực mà những người ly khai ủng hộ Nga chiếm giữ.
Khoảng 16h18', Kiev ghi âm được cuộc điện thoại giữa các thành viên trong phiến quân với nội dung thông báo máy bay đang tiến tới gần khu vực.
Lúc 4h20', tại thị trấn Torez, cách thị trấn Snizhne 10km về phía tây, người dân nghe thấy tiếng nổ lớn. "Tôi nghe thấy hai tiếng nổ cách nhau một khoảng thời gian tương đối. Sau đó, tôi ngẩng đầu lên trời và thấy máy bay đang rơi", Rostislv Grishin- 21 tuổi- nói.
Khoảng 16h40', chính phủ Ukraina lại ghi âm được một cuộc trò chuyện qua điện thoại của Bezler và cấp trên với nội dung đơn vị của họ vừa bắn rơi máy bay. Bezler là thành viên phiến quân.
Vitaly Nayda, quan chức cấp cao của phiến quân, cho biết hệ thống Buk đã di chuyển ngay sau cuộc tấn công. Vào đêm 17/7, nó đã vượt biên giới quay trở về Nga. Ông từ chối mọi trách nhiệm của phiến quân về việc bắn rơi máy bay của Malaysia.
Chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia gặp nạn khi đang bay qua không phận Ukraina, tại khu vực gần biên giới, khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Giới chuyên gia về quân sự dự đoán, một quả tên lửa đất đối không đã bắn hạ phi cơ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?